-->

Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước

Theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ giảm dần khai thác nước ngầm, tiến đến đóng cửa các giếng khai thác để đảm bảo an ninh nguồn nước. Cùng với đó, các nhà máy khai thác nước mặt sẽ được triển khai nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định cho người dân.
Ứng Hòa nỗ lực mở rộng phạm vi sử dụng nước sạch Tăng cường giải pháp tự nhiên để bảo vệ nguồn nước

Nguồn tài nguyên quan trọng

Đối với một đô thị lớn như Hà Nội, cho đến nay nước ngầm vẫn là một nguồn chưa thể thay thế trong việc cấp nước sinh hoạt. Theo đó, hiện tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố đạt 1.520.000m3/ ngày - đêm, trong đó nước ngầm chiếm khoảng 46% (khoảng 700.000m3/ngày – đêm) chủ yếu cung cấp cho khoảng 3,2 triệu người dân cho khu vực nội thành cũ.

Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước
Thi công đường ống đảm bảo cung ứng đầy đủ nước sạch cho người dân.

Nhìn chung, nguồn nước ngầm nếu theo báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường năm 2010 có tổng trữ lượng là 8, 243 triệu m3/ngày là khá dồi dào. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài những giếng nước tập trung do các công ty nước sạch khai thác đã có trong quy hoạch, một số cơ quan, xí nghiệp, nhà máy... tự khoan giếng, khai thác nước phục vụ nhu cầu của đơn vị, chưa kể tại các hộ dân cũng có hàng triệu giếng khoan tự phát. Việc khai thác không hợp lý, cộng thêm tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến mực nước ngầm sụt giảm, gây sụt lún đất, ô nhiễm asen trong các tầng chứa nước... Đặc biệt, từ khi Thành phố ngày càng mở rộng về phía Tây tức là ngày càng xa nguồn bổ cập nước ngầm là sông Hồng nên độ hạ thấp mực nước ngầm ngày càng lớn.

Hạ mực nước ngầm cũng kéo theo sụt lún đất khu vực các bãi giếng. Sự sụt lún đất xuất hiện ở tất cả các trạm quan trắc (Nhà máy nước Ngọc Hà, Pháp Vân, Thành Công, Lương Yên, Hạ Đình, Mai Dịch, Ngô Sĩ Liên, Tương Mai, Long Biên, Đông Anh). Mức độ lún đất cho thấy có xu hướng tăng nhanh vào mùa khô khi ít mưa.

Có thể nói, việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát và quá tải dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất. Đơn cử như mới đây, giếng khai thác nước ngầm số 6 của nhà máy nước Hạ Đình đã tạm dừng khai thác sau hơn 30 năm vận hành. Đây chỉ là một trong 8 giếng nước không còn được nhà máy sử dụng nữa. Hiện chỉ còn 9 giếng khác đang được luân phiên khai thác. Để đảm bảo an toàn cho mạch nước ngầm, trữ lượng nước ngầm, từ nay đến năm 2030, nhà máy nước Hạ Đình chỉ hoạt động với công suất 10.000 m3/ngày đêm, tức là bằng 1/3 so với công suất thiết kế ban đầu và đến năm 2050 nhà máy sẽ đóng tất cả các giếng ngầm.

Tương tự, theo lộ trình, Nhà máy Nước Tương Mai (công suất thiết kế 30.000m3/ngày - đêm) cũng đang giảm dần khai thác nước ngầm xuống còn 20.000m3/ ngày - đêm; đến năm 2025 còn 15.000m3/ngày - đêm, năm 2030 còn 5.000m3/ngày - đêm và đến năm 2050 sẽ đóng hẳn các giếng nước ngầm. Nhà máy Nước Pháp Vân (công suất thiết kế 30.000m3/ ngày - đêm) đang giảm khai thác xuống còn 5.000m3/ngày - đêm; đến giai đoạn sau năm 2030 ngừng khai thác các giếng nước ngầm, đưa về chế độ dự phòng.

Tuy nhiên cũng cần phải nói, những tác động tiêu cực đến các giếng ngầm của nhà máy Hạ Đình không xảy ra với các giếng ngầm ven sông của nhà máy nước Yên Phụ. Như vậy, có thể thấy, ở các vị trí khác nhau, nguồn tài nguyên nước dưới đất ở Hà Nội sẽ có nhiều khác biệt và nếu có những điều chỉnh phù hợp đây vẫn là nguồn cung quan trọng không chỉ trong ngắn hạn.

Lộ trình, kế hoạch phù hợp

Từ cuối năm 2019, sau khi 5 dự án cấp nước nguồn hoàn thành, tổng nguồn cấp nước sạch tập trung trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 1.520.000 m3/ngày-đêm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước sạch bình quân của người dân Thủ đô hiện khoảng 1.150.000 – 1.250.000 m3/ngày-đêm. Do vậy, về mặt lý thuyết kể cả cộng tốc độ phát triển đô thị kéo theo số khách hàng đấu nối tăng thêm trên 6% (dự kiến tăng trên 60.000 hộ) và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân vào thời gian cao điểm mùa hè tăng khoảng 5-10% (khoảng 1.250.000 – 1.350.000 m3/ngày-đêm), thì với sản lượng nước sạch hiện nay vẫn cơ bản bảo đảm đủ nguồn nước sạch cung cấp cho nhân.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với lượng cung 700.000 m3/ngày-đêm, chiếm khoảng 46% thì việc điều chỉnh nguồn cung nước sạch cần gắn với mốc thời gian, kế hoạch cụ thể, nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công, dự kiến từ nay đến năm 2025, lượng nước ngầm khai thác sẽ giảm còn 615.000m3/ ngày - đêm (chiếm khoảng 25,8%); giai đoạn đến năm 2030 còn 504.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 17,7%) và giai đoạn đến năm 2050 còn 413.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 11,5%).

Cụ thể hơn, trong quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khi các nhà máy nước ngầm giảm dần quy mô công suất để bảo đảm khai thác an toàn nguồn nước thì vai trò của các nhà máy nước mặt tại sông Đà và sông Đuống là rất quan trọng.

Theo đó, đến năm 2030, nhà máy nước mặt sông Đà sẽ đạt 900.000m3/ ngày (phần cấp cho Hà Nội khoảng 800.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội bao gồm khu vực dọc Đại lộ Thăng Long thuộc các quận, huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Nam Từ Liêm (từ Vành đai 3 đến Vành đai 4); cấp nguồn bổ sung cho khu vực trung tâm Hà Nội, Hà Đông, thị xã Sơn Tây, một phần huyện Chương Mỹ và cấp bổ sung cho tỉnh Hòa Bình.

Cùng với đó, nhà máy nước mặt sông Đuống đạt 600.000m3/ngày (phần cấp cho Hà Nội khoảng 475.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội gồm khu vực phía Đông (quận Long Biên, huyện Gia Lâm); một phần phía Bắc (các huyện Đông Anh, Sóc Sơn); cấp nước bổ sung một phần khu trung tâm; khu vực phía Nam (các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên), cấp bổ sung cho các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh. Nhà máy nước mặt sông Hồng đạt 300.000m3/ngày. Phạm vi cấp nước là khu vực phía Tây (huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ); kết nối bổ sung cấp nước cho khu vực phía Bắc (huyện Mê Linh, huyện Đông Anh); bổ sung nguồn cho khu vực trung tâm gồm quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy…

Lý thuyết là như vậy, nhưng để đảo bảo được quá trình chuyển đổi này, mấu chốt là việc các nhà máy này phải được xây dựng đúng kế hoạch. Hiện nay, một số dự án đang chậm tiến độ, vì thế, cơ quan chức năng cần sát sao giám sát thi công, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư... để các công trình sớm hoàn thành.

Đặc biệt, cũng cần phải nhắc lại bài học từ vụ ô nhiễm nước sông Đà gây tác động đến hàng triệu người dân Thủ đô năm 2020. Hiện tại, theo quy hoạch, các nhà máy nước mặt chủ yếu sử dụng nước từ hai con sông Hồng, sông Đà có thượng nguồn kéo dài qua nhiều địa phương mới mới về đến Hà Nội. Do đó, nguồn ô nhiễm, nguồn thải độc có cơ hội xâm nhập là rất lớn. Vì vậy trong quá trình khai thác cần phải đặc biệt lưu ý đến công tác đảm bảo an ninh nguồn nước, có những biện pháp phát hiện nhanh, cảnh báo sớm các nguy cơ gây ô nhiễm để có biện pháp xử lý kịp thời./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo ngày 17/4, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Hà Nội những ngày giữa tháng 4, bầu trời xanh ngắt, mây trắng, nắng vàng rực rỡ. Diện mạo của Thủ đô, dáng vóc của Thủ đô lại càng rực rỡ hơn, phố phường “xanh” hơn trong mắt bạn bè quốc tế khi công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đang có nhiều đột phá, nhất là tại hai địa bàn 2 phường Quán Thánh và Điện Biên, quận Ba Đình. Nơi đang được duy trì mức độ vệ cao nhất (mức độ 1).
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo ngày 15/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/4: Ngày nắng, đêm và sáng trời rét

Dự báo ngày 14/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng trời rét.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Trời chuyển rét, chiều và tối có mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/4: Trời chuyển rét, chiều và tối có mưa dông rải rác

Dự báo ngày 13/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, chiều tối và tối có mưa rào và rải rác có dông, sau có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 3.
Xem thêm
Phiên bản di động