Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập ngành GD- ĐT Thủ đô Cuộc thi ấm áp tình người
PV: Xin bà cho biết mục đích và ý nghĩa của cuộc thi do Sở GD-ĐT và CĐ ngành giáo dục Hà Nội tổ chức?
*Bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch CĐ ngành giáo dục Hà Nội: Sở GD - ĐT và CĐ ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức cuộc thi viết kỷ niệm 60 năm thành lập ngành GD- ĐT Thủ đô (10/1954 -10/2014) nhằm tuyên truyền tới các trường học, các thế hệ CBGV, NV, học sinh và nhân dân Thủ đô về ngành giáo dục Thủ đô qua 60 năm xây dựng và phát triển.
Qua đó, khơi dậy, phát huy, tô đẹp thêm truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của người Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung cũng như niềm tự hào của các thế hệ nhà giáo, học sinh của ngành GD&ĐT Thủ đô. Đồng thời, tôn vinh, biểu dương tấm gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các hoạt động của Ngành GD&ĐT Thủ đô trong 60 năm qua các thời kỳ. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm (tháng 3/2014) chúng tôi đã có kế hoạch triển khai sớm tới các đơn vị. Đến nay, cuộc thi đã đến hồi kết và chúng tôi bắt đầu chấm thi chung khảo.
PV: Là một trong những giám khảo tham gia chấm thi, ấn tượng của bà là gì?
*Điều đầu tiên phải khẳng định đó là quy mô, chất lượng và đối tượng dự thi đa dạng đã chứng tỏ sức lan tỏa của cuộc thi đã vượt xa dự kiến ban đầu. Tính đến nay, ban tổ chức đã nhận được tổng số 74.590 bài dự thi. Trong đó, khối trực thuộc 12.149 bài; khối quận, huyện, thị xã 62.232 bài; hội Cựu giáo chức có 209 bài thi. Điều này có nghĩa, các trường không chỉ cử đại diện tham dự cuộc thi mà có những trường 100% cán bộ giáo viên tham dự. Rất nhiều đơn vị có số lượng bài thi lớn và có chất lượng như: quận Long Biên, huyện Đông Anh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thanh Trì; trường THPT Đa Phúc, Đan Phượng, trung tâm GDTX Đan Phượng.
Đáng chú ý, đối tượng dự thi không chỉ dừng ở cán bộ giáo viên và học sinh đang theo học mà còn có nhiều giáo viên hưu trí , cựu học sinh Thủ đô và cả những người không phải là học sinh Thủ đô nhưng quan tâm đến ngành giáo dục Thủ đô cũng gửi bài viết. Ở đây, chúng tôi trân trọng cả những cháu học sinh tiểu học dù tuổi còn nhỏ, thời gian ngồi trên ghế nhà trường chưa lâu nhưng cũng có những cảm xúc, ấn tượng đặc biệt về tình thầy trò đã gửi bài dự thi.
Một ấn tượng nữa đối với những người làm công tác giám khảo chấm thi như chúng tôi là nhiều bài thi có sự đầu tư về công sức, thời gian rất lớn, thể hiện sự nghiêm túc, trân trọng ý nghĩa của cuộc thi như 3 nhóm sinh viên (nhóm Chiến sĩ trẻ, nhóm Sao Vàng, nhóm Lạc Hồng) của Học viện An ninh nhân dân đã có sự đầu tư rất lớn vào các bài thi. Nhóm Chiến sĩ trẻ với 7 tập bài thi, nhóm Sao Vàng 6 tập bài thi với hình thức và cách thể hiện sáng tạo. Nhóm Lạc Hồng với 10 tập bài thi nổi bật là bộ tác phẩm dự thi gần 400 trang bao gồm bài dự thi của tất cả học viên trong nhóm…
PV: Bà đánh giá thế nào về hiệu quả của cuộc thi?
*Chủ đề của cuộc thi rộng, từ viết về thầy cô, về nhà trường, các kỷ niệm, ký ức, dấu ấn ngành nghề sâu sắc, các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các hoạt động nổi bật của đơn vị, của ngành GD&ĐT Thủ đô 60 năm qua… Phần lớn bài dự thi vào đến vòng chung khảo chủ yếu tập trung vào đề tài kỷ niệm về thầy cô giáo của mình. Bài dự thi của học sinh viết về thầy cô của mình đã nhiều, bài của giáo viên, cựu giáo chức cũng dành lượng lớn viết về thầy cô của mình.
Điều này cũng dễ hiểu bởi trong tâm hồn của mỗi người, quãng thời gian cắp sách đến trường bao giờ cũng là quãng đời đẹp nhất, là một phần không thể thiếu trong ký ức mỗi người. Lẽ đương nhiên trong ký ức tươi đẹp đó luôn in đậm bóng dáng của những thầy giáo, cô giáo- những thế hệ thầy cô tâm huyết với nghề và giàu lòng yêu thương. Những người thầy đó không chỉ truyền thụ kiến thức cho học trò mà còn dạy cho trò cách làm người, hoàn thiện nhân cách, biết tự tin vào bản thân.
Trong miền ký ức của các tác giả bài viết, ngoài viết về người thầy trực tiếp dạy dỗ mình, hình ảnh về mái trường với bề dày lịch sử của nó cũng được tái hiện và đồng hành với nhân vật khá sắc nét. Qua đó, cũng phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về lịch sử từng ngôi trường như hình ảnh Trường THCS Phù Đổng (huyện Gia Lâm) từ ngày đầu thành lập năm 1958 cho đến qua chặng đường chống Mỹ và thời bình sau này qua lời kể của Lê Thị Thanh Thủy với nhan đề tác phẩm “Một người thầy” lọt vào vòng chung khảo….
Như vậy, cuộc thi không chỉ khơi dậy, phát huy, tô đẹp thêm truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của người Hà Nội và dân tộc Việt nam, niềm tự hào của của các thế hệ nhà giáo, học sinh của ngành GD- ĐT Thủ đô mà còn tái hiện lịch sử ngành giáo dục Thủ đô 60 năm qua các thời kỳ cho lớp lớp thế hệ CB, giáo viên và học sinh hôm nay hiểu và tiếp nối.
PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!
Kim Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12