Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã
![]() | Cứu hộ 46 cá thể động vật hoang dã trong tháng 6 |
![]() | Bị kết án 15 tháng tù treo vì buôn bán 8 móng gấu |
![]() | Triển khai hiệu quả công tác cứu hộ động vật hoang dã |
![]() |
Việc thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cần phải được thực hiện nghiêm minh (Nguồn ảnh ENV) |
Hướng dẫn thực thi pháp luật về động vật hoang dã của ENV được xuất bản lần đầu tiên vào đầu năm 2018, với sự ra đời của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) trong đó nâng mức hình phạt với tội phạm về động vật hoang dã lên đến 15 năm tù đối với cá nhân. Tại thời điểm ra mắt, tài liệu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các cơ quan chức năng về nội dung và ý nghĩa của tài liệu.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật mới được Chính phủ ban hành về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cũng như xử lý vi phạm hành chính liên quan đến động vật hoang dã trong năm 2019, ENV đã quyết định chỉnh lý toàn diện tài liệu này để đảm bảo cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cũng như hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình nghiên cứu tài liệu.
Nội dung chính của tài liệu bao gồm hướng dẫn xử lý vi phạm và hướng dẫn xử lý tang vật bị tịch thu. Trong đó, đối với hướng dẫn xử lý vi phạm, ENV đã chia vi phạm ra từng trường hợp cụ thể tương ứng với danh mục loài động vật hoang dã, tính chất vụ việc khác nhau, từ đó gợi ý biện pháp xử lý phù hợp nhất dựa trên các cơ sở pháp lý.
Theo ENV, trong tháng 7/2019, 1000 bản “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã” đã được phát hành miễn phí đến cơ quan chức năng địa phương và các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước. |
Đặc biệt, bên cạnh các hướng dẫn xử lý vi phạm cụ thể cùng danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấm, quý, hiếm cần bảo vệ, danh mục các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của động vật hoang dã, ENV đã bổ sung thêm phần hướng dẫn sử dụng tài liệu nhằm giúp các cơ quan dễ dàng tra cứu, sử dụng tài liệu một cách hiệu quả.
ENV hy vọng ấn phẩm sẽ phần nào hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật dễ dàng hơn trong việc áp dụng quy định, chế tài trong từng trường hợp vi phạm cụ thể để không bỏ lọt tội phạm cũng như tăng cường răn đe với các đối tượng khác. Ngoài ra, ấn phẩm này cũng có thể đồng hành cùng các chuyên gia hoạt động trong ngành bảo tồn như một tài liệu tham khảo để có cái nhìn tổng quan hơn về pháp luật Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ động vật hoang dã.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?
Tin khác

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý
Tư vấn luật 16/04/2025 20:44

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?
Tư vấn luật 07/04/2025 10:10

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội
Tư vấn luật 02/04/2025 22:19

Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
Tư vấn luật 28/03/2025 06:26

Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?
Tư vấn luật 06/03/2025 08:57

Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh
Tư vấn luật 02/03/2025 17:11

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4
Tư vấn luật 27/02/2025 10:46

Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng
Tư vấn luật 26/02/2025 14:10

Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?
Tư vấn luật 21/02/2025 10:48

Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao
Tư vấn luật 20/02/2025 11:01