-->

Hội làng nơi phố thị

(LĐTĐ) Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, sở hữu nhiều di sản và lễ hội nhất cả nước. Trong đó, hội làng những ngày đầu Xuân là nét văn hóa đặc sắc, giữ vai trò bảo tồn, phát huy đời sống tinh thần của người dân thành thị trong nhịp sống hiện đại.
Nét đẹp truyền thống lễ hội làng Vạn Phúc Đặc sắc lễ rước kiệu tại hội làng truyền thống xã Thượng Lâm - Đồng Tâm

Mùa Xuân đến mang theo hơi thở nồng nàn của đất trời, khởi đầu năm mới, vạn vật sinh sôi nảy nở. Vì thế, đây cũng là mùa của lễ hội, mùa để người dân Thăng Long xưa nói riêng và người Việt nói chung được vui chơi, giải trí trong lúc nông nhàn, chuẩn bị một năm lao động miệt mài tất bật.

Hội làng nơi phố thị
Hội làng ngày đầu Xuân là nét văn hóa đặc sắc.

Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng lễ hội. Theo thống kê, nơi đây có hơn 1.000 lễ hội và chủ yếu tập trung vào dịp đầu năm. Có thể kể đến những lễ hội độc đáo, nổi tiếng không chỉ với người dân Hà Nội mà còn lan ra cả nước, là “điểm hẹn” mỗi dịp xuân về mọi người tụ tập, hội ngộ như Lễ hội gò Đống Đa - hoạt động “mở màn” cho mùa lễ hội của Hà Nội được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng.

Tiếp theo là một loạt lễ hội đã trở thành thông lệ, được tổ chức đúng ngày và đều đặn theo truyền thống từ nhiều đời nay, như Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng; Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội lớn bậc nhất ở Hà Nội, khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến ngày 18 tháng Giêng trên địa bàn huyện Đông Anh; Lễ hội Gióng (diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…

Bên cạnh đó, Hà Nội còn các hội chùa Tây Phương, hội chùa Thầy, hội đền Kim Mã, hội đền Và, hội đình Định Công…

Trong kho tàng văn hóa đồ sộ ấy, điều đặc sắc nhất của Hà Nội hiện nay là nhiều hội làng vẫn được thường xuyên tổ chức ngay trong lòng phố thị nhộn nhịp, tạo nên nếp sinh hoạt tinh thần cho người dân địa phương.

Dạo phố phường Hà Nội sẽ thấy Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) là một trong số ít những ngôi làng hiếm hoi còn giữ được nét xưa đậm chất “làng”. Từ giếng nước, cây đa, sân đình hay những con đường đất đến những ngôi nhà mái ngói cổ kính rêu phong, với những dấu chữ Hán còn ghi lại, khiến ai đến đây cũng đều cảm nhận ngôi làng như một thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc ồn ã của xã hội hiện đại.

Một điều đã trở thành nét đặc trưng riêng của làng là khi ăn Tết xong, làng Triều Khúc sẽ mở hội tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Năm nào cũng thế, làng khai hội vào mùng 9 Tết Nguyên đán, kéo dài đến ngày 11.

Ngày nay, hội làng Triều Khúc vẫn giữ được nét nguyên sơ, mang đậm cốt cách, nét đẹp tâm linh của lễ hội truyền thống giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến, bởi trong không gian lễ hội có rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn. Nổi bật nhất là điệu múa bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng” - sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân.

Trong mỗi lần hội làng, ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng. Họ đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.

Điệu múa bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt. Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp “kiểu cách”, “sang chảnh” không phải ai cũng bắt chước được.

Rời làng Triều Khúc, lễ hội Rước xôi tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm) cũng là lễ hội được nhân dân tổ chức tưng bừng vào ngày mùng 7 - 8 tháng Giêng. Lễ hội Rước xôi của làng được coi là ngày lễ tôn vinh hạt gạo, cầu xin mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình yên ấm. Tây Mỗ trong những ngày hội rộn ràng cờ hoa dọc đường chính lát gạch cổ dẫn đến tận sân đình. Mỗi năm, nhân dân dâng 3 cỗ xôi lên Thành hoàng làng để cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Phường Tây Mỗ hiện có 6 tổ dân phố, luân phiên hằng năm làm lễ rước xôi. Vào ngày hội, tổ dân phố làm lễ phải chọn ra một gia đình tiêu biểu trong tổ đăng cai lễ hội năm ấy thực hiện việc thổi xôi. Gia đình được chọn phải là gia đình nề nếp, gương mẫu và đặc biệt phải còn song toàn cả cụ ông, cụ bà, con cháu phương trưởng.

Cũng vào ngày mùng 8 âm lịch hàng năm, người dân làng Thị Cấm, phường Xuân Phương, (quận Nam Từ Liêm) lại tập trung tại sân đình làng để tham gia Lễ hội thi nấu cơm đầu xuân năm mới. Lễ hội thi nấu cơm tại làng Thị Cấm là một nét văn hóa đặc biệt được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới công lao của Thành hoàng Phan Tây Nhạc (đời Vua Hùng thứ 18) cùng 3 vị công chúa đã có công dẹp giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, chăm lo đời sống cho người dân.

Theo tìm hiểu, làng Thị Cấm xưa có 4 giáp, mỗi giáp cử ra một đội (10 người một đội) thi thổi cơm. Mỗi đội được Ban tổ chức phát 1kg thóc để nấu cơm. Hội thi vẫn giữ nguyên cách tạo lửa xưa bằng cách “kéo lửa”. Từ lúc giã gạo đến khi kết thúc thời gian chỉ kéo dài một giờ đồng hồ. Người dân làng Thị Cấm tin rằng giáp nào giành chiến thắng trong cuộc thi thì năm ấy mọi người trong giáp đó sẽ ấm no, làm ăn thuận lợi…

Trên đây chỉ là số ít trong số hàng ngàn lễ hội truyền thống độc đáo của Thủ đô. Lễ hội là một cách trao truyền văn hóa hết sức kì diệu, thiết thực mà người xưa đã cố gắng gìn giữ cả ngàn năm.

Hà Nội ôm những dấu tích thật thà, chân chất thành một nét đặc trưng rồi thầm lặng chứng minh vẫn còn đó “hội làng” trong cái Tết nơi phố thị, thể hiện niềm yêu thương quê hương làng xóm, nơi chôn rau cắt rốn đằm sâu trong mỗi người dịp mùa hội.

Phương Ngân

Nên xem

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, chúc Tết công nhân lao động

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, chúc Tết công nhân lao động

(LĐTĐ) Nhân ngày làm việc đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 3/2 (mùng 6 Tết), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, nắm bắt tình hình quan hệ lao động tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (Khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu thăm, động viên sản xuất đầu năm tại Đông Anh

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu thăm, động viên sản xuất đầu năm tại Đông Anh

(LĐTĐ) Chiều 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết, kiểm tra công vụ và nắm tình hình công nhân, viên chức, lao động tại huyện Đông Anh. Cùng đi có lãnh đạo các Ban LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Herbalife Việt Nam đạt Giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” lần thứ 10 liên tiếp

Herbalife Việt Nam đạt Giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” lần thứ 10 liên tiếp

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, vừa vinh dự được trao Giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” lần thứ 10 liên tiếp bởi Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF).
Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông (THPT) Tây Hồ. Đây là công trình được lựa chọn gắn biển chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy

Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ số 5, ngách 9, ngõ 105 phố Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đã kịp thời giải cứu an toàn 7 người và đưa xuống nơi an toàn.
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động