--> -->

Hoãn xử 7 cựu cán bộ ngân hàng BIDV

Ngày 2/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử 7 bị cáo là cựu cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thành Đô và Tây Nam Quảng Ninh về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Xét xử vụ án tại BIDV: 3/12 bị cáo gửi đơn kháng cáo Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại ngân hàng BIDV Tuyên án vụ BIDV: Con gái ông Trần Bắc Hà được chấp nhận một phần kháng cáo

5 bị cáo hầu tòa thuộc BIDV chi nhánh Thành Đô là: Đỗ Quốc Hùng (cựu Giám đốc), Lưu Thị Bích Thủy (cựu Phó giám đốc), Phạm Anh Tài (cựu Trưởng phòng tín dụng), Nguyễn Văn Hà (cựu Phó phòng tín dụng), Lại Minh Ngọc (cựu Trưởng phòng thẩm định). 2 bị cáo còn lại thuộc BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh là: Lê Vũ Thanh (cựu Giám đốc BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh) và Đỗ Xuân Khoan (cựu Phó phòng tín dụng).

Đề xuất việc cho vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù
Các bị cáo tại tòa.

Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cáo buộc ông Đỗ Quốc Hùng cùng thuộc cấp đã vi phạm quy định về cho vay khi thẩm định dự án Việt Hòa - Kenmark. Dự án này do Công ty Kenmark (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) thực hiện trên khu đất hơn 46 ha tại tỉnh Hải Dương với tổng vốn đầu tư 1.594 tỷ đồng.

Để có tiền thực hiện dự án, ngày 4/2/2008, Công ty Kenmark do ông Hwang Jonathan Chen Yu (quốc tịch Mỹ) ký hợp đồng tín dụng vay hơn 67,6 triệu USD của các chi nhánh thuộc 3 nhà băng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đầu tháng 11/2007, khi Kenmark đề nghị vay 69,3 triệu USD, ông Đỗ Quốc Hùng đã mời các chi nhánh SHB Quảng Ninh, Habubank Bắc Ninh, BIDV Quảng Ninh và Đông Anh đồng tài trợ cho vay để Kenmark làm dự án.

Đến đầu tháng 12/2007, tổ thẩm định chung gồm 13 thành viên là đại diện của các chi nhánh nhà băng được thành lập. Trong đó, BIDV chi nhánh Thành Đô có 5 thành viên, gồm các cựu lãnh đạo chi nhánh, phòng tín dụng và thẩm định. Mỗi chi nhánh còn lại cử 2 thành viên tham gia tổ này.

Viện Kiểm sát xác định hồ sơ thẩm định cho vay, hồ sơ pháp lý dự án không đầy đủ, tài liệu đảm bảo yêu cầu đối với dự án cũng không đạt. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước cảnh báo Công ty Cheermaster (chủ sở hữu Công ty Kenmark) có chỉ số rủi ro cao, không tồn tại văn phòng hoạt động. Ngoài ra, Công ty Kenmark chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp ở Việt Nam. Doanh nghiệp này cũng không đủ tài liệu, hồ sơ để vay vốn theo quy định của Luật Xây dựng, thiếu năng lực về tài chính.

Tuy nhiên, ngày 11/12/2007, tổ thẩm định dự án Việt Hòa - Kenmark vẫn có báo cáo đánh giá Công ty Kenmark đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật, đồng thời đề xuất cho đối tác vay tối đa hơn 67,6 triệu USD.

Tháng 1/2008, BIDV các chi nhánh Thành Đô, Tây Nam Quảng Ninh và Đông Anh chấp thuận phê duyệt cho Công ty Kenmark vay tối đa 68 triệu USD. Cùng thời gian này, SHB cũng đồng ý cho doanh nghiệp này vay hơn 18 triệu USD, còn phía HBB cho vay 10 triệu USD.

Đến ngày 4/2/2008, ông Đỗ Quốc Hùng cùng Giám đốc SHB Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng và Giám đốc HBB Bắc Ninh Hoàng Thu Huyền ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Kenmark vay hơn 67,6 triệu USD với thời hạn vay 72 tháng.

Sau những thỏa thuận trên, từ ngày 25/2/2008 - 18/5/2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã giải ngân cho phía Kenmark hơn 52,8 triệu USD và gần 58 tỷ đồng.

Ngày 26/6/2010, Công ty Kenmark thông báo tạm dừng hoạt động, còn người đại diện pháp luật xuất cảnh khỏi Việt Nam. Sau đó, các ngân hàng thu giữ toàn bộ tài sản đảm bảo của công ty này, tổ chức bán đấu giá và thu được gần 757 tỷ đồng (tương đương hơn 32 triệu USD).

Đối trừ số tiền cho Công ty Kenmark vay đến ngày khởi tố vụ án, dư nợ không có khả năng thu hồi tại SHB, HBB và BIDV là hơn 15,5 triệu USD (tương đương hơn 360 tỷ đồng).

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định việc các nhà băng giải ngân là không đúng với yêu cầu về hình thức giải ngân theo chỉ đạo của BIDV, vì đến cuối năm 2008, Công ty Kenmark không đủ điều kiện để được vay vốn, không đảm bảo việc thu hồi vốn vay. Đến nay, số dư nợ không thu hồi được tại BIDV là hơn 181 tỷ đồng.

Tại phiên xét xử Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa theo đề nghị của bị cáo Phạm Anh Tài do vắng mặt luật sư. Phiên tòa dự kiến mở lại vào ngày 14/3.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến ngày 4/7), toàn Thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường; tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Tin khác

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Chiều 27/6, phiên xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh thành tiếp tục diễn ra với phần tranh luận.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Sáng 27/6, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh, thành.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Trả lời trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) đã bật khóc và cho biết, bản thân lớn lên trong nghèo khó, hiểu rõ về cái nghèo, vì vậy, từ khi làm kinh doanh có điều kiện tài chính, bị cáo đã cùng với chính quyến địa phương xoá nghèo bền vững ở quê hương, xây dựng hàng chục nghìn căn nhà tình nghĩa cho người nghèo...
Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Hội đồng xét xử ghi nhận bị cáo Trịnh Văn Quyết khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án và nộp thừa tiền khắc phục hậu quả, có nhiều tình tiết giảm nhẹ vì vậy tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo 7 năm tù cho tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và phạt 4 tỷ đồng do “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Ngày 26/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) cùng loạt lãnh đạo tỉnh và 40 bị cáo liên quan tiếp tục phần thẩm vấn.
Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện

Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện

Sáng 25/6, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn tiếp tục với phần thẩm vấn. Trả lời Hội đồng xét xử, bà Hoàng Thị Thúy Lan - Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận, đã nhận tiền của Hậu "Pháo" để làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo.
Lời khai của Hậu "pháo" về những lần hối lộ các quan chức

Lời khai của Hậu "pháo" về những lần hối lộ các quan chức

Ngày 24/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Hậu "Pháo"), Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn cùng 40 bị cáo khác. Tại phiên toà bị cáo Hậu đã khai nhận về những lần đưa hối lộ của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động