Hoa nhài còn mãi hương thơm
Giữ Hà Nội nức tiếng “chẳng thơm cũng thể hoa nhài” | |
Chuyện chưa kể về tòa tháp và "động tiên" bên hồ Hoàn Kiếm | |
Nghìn thuyền tụ hội về di sản thiên nhiên thế giới |
Làm thế nào để vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị ngàn đời của văn hóa Thăng Long - Hà Nội là nội dung mà PV Lao động Thủ đô đề cập với Tiến sĩ mỹ học Thế Hùng - Giám đốc chương trình nghệ thuật, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân mùa xuân mới.
Ô Quan Chưởng tạo nét tao nhã cho Thủ đô. |
Xưa có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ ca ngợi nét đẹp của người Tràng An. Vậy Tiến sĩ thấy người Hà Nội ngày nay ra sao; đặc biệt xét dưới góc độ văn hóa?
Hà Nội mà ta vẫn biết trong văn thơ và sách vở có lẽ khác nhiều so với những gì ta thấy hôm nay. Người Hà Nội bao đời vẫn tự hào với lời ngợi khen:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An
Nhất cao là núi Ba Vì
Nhất thanh, nhất lịch kinh kỳ Thăng Long”.
Tràng An là chỉ kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Thanh lịch là hàm nghĩa rộng của phong cách sống đẹp từ trong nhà ra xã hội, từ giao tiếp, trang phục, học vấn... đến thiên nhiên, môi trường.
Thăng Long - Hà Nội là nơi địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài, hội tụ nghề hay của dân tộc. Người dân khắp nơi trong nước tìm đến kinh đô để sinh sống. Họ mang theo tinh hoa quê hương góp cho Hà Nội, nhưng đồng thời cũng mang theo tập quán kẻ quê.
Hà Nội như cái sàng, sàng lọc, gom nhặt từ những cái đẹp nhỏ nhất của bốn phương để làm giàu thêm vốn văn hoá cho mình, gạt bỏ những gì không thích hợp rồi định hình, định tính, định vị cái thanh lịch cũng như toả sáng văn hoá Thủ đô đi các nơi. Những nét đặc trưng của văn hoá Hà Nội là tấm gương sống để người “tứ chiếng” về cư trú noi theo.
Nét Tràng An ấy được khắc họa qua hình ảnh người Hà Nội thanh lịch văn hóa. Bức tranh về Hà Nội xưa được hình dung qua những nét vẽ đẹp đẽ vô cùng: Nơi mà ở đó, nam hay nữ khi ra đường đều khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống, dáng vẻ lịch thiệp, khoan thai; Nơi mà người ta nói chuyện với nhau nhẹ nhàng như hơi thở, lúc nào cũng lễ phép, kính nhường; Nơi mà dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng không so đo, kỳ kèo, không giận hờn, quát tháo.
Thành phố lặng lẽ, êm đềm, cuộc sống dịu dàng quá đỗi. Bởi vậy mà tôi vẫn cho rằng cái chữ "thanh lịch" dùng khi ấy thật đúng lắm. Nhiều lần tôi cứ suy tư: Có phải nét đẹp văn hóa của người Hà Nội chỉ còn là quá khứ một thời, niềm tự hào không chỉ của riêng con người mảnh đất Kinh đô mà của cả dân tộc giờ đã thành ký ức, để mỗi khi nhắc nhớ về nó, ta không khỏi chạnh lòng luyến tiếc.
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu làm việc để mưu sinh chính đáng của cư dân, Hà Nội trở nên quá đông đúc, những người Hà Nội gốc chỉ còn là số ít. Khi xã hội phát triển người ta không quan tâm nhiều đến vấn đề gốc hay không, nhưng rõ ràng Hà Nội đã trở nên náo nhiệt, xô bồ, thể hiện ở những ứng xử kém văn hóa ngày càng trở nên phổ biến.
Theo khảo sát, thì Hà Nội hiện nay có đến 53% số người nói tục, nói ngọng, nói lắp… Bên cạnh đó, những hành xử của một bộ phận cư dân không còn lịch sự như xưa. Đây rõ ràng là sự đi xuống của những giá trị văn hóa hàng nghìn năm văn hiến của cha ông ta, vì thế phải xây dựng lại một chuẩn mực đạo đức để quay về với danh thơm văn hóa là cần thiết hơn bao giờ.
Văn hóa luôn vận động cùng với sự phát triển của xã hội. theo ông, người Tràng An thời hiện đại sẽ phải như thế nào để phù hợp với thời kỳ đổi mới?
Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, đồng tiền chế ngự xã hội đã làm phôi pha nét đẹp thanh lịch của người Hà Nội. Do vậy, để tìm lại những nét đẹp của người Tràng An xưa, chúng ta phải giáo dục tư tưởng từ thế hệ trẻ. Trong đó, việc xây dựng văn hóa đọc là rất cần thiết.
Như nhà văn M. Gorki từng nói: “Đọc sách là quá trình làm cho con người hòa hợp về mặt tinh thần với những khối óc vĩ đại của tất cả mọi thời đại, mọi dân tộc”. Người Tràng An xưa đọc sách rất nhiều. Còn ngày nay, vào nhà người dân thường ở Hà Nội rất hiếm khi thấy sách.
Thử hỏi, mỗi người Việt nói chung, người Hà Nội nói riêng đọc được bao nhiêu cuốn sách/năm? Ai có thể khẳng định ít đọc sách không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam? Do đó, xã hội càng phát triển, chúng ta lại càng cần phải nâng cao và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi người dân hãy là một “cảnh sát” của chính mình thì mới mong có một xã hội văn minh, thanh lịch.
Để văn hóa Tràng An xưa được tỏa sáng ở thời hiện tại; đặc biệt khi Đảng bộ, chính quyền Thành phố đang xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa - Tiến sĩ có chia sẻ gì với độc giả trong những ngày đầu xuân?
Nét đẹp Tràng An đã hun đúc nên một nền "Văn hóa Thăng Long" rất riêng, rất đáng tự hào của Thủ đô. Cuộc sống đô thị hiện đại đã ít nhiều làm mai một đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của Hà Nội xưa. Tuy nhiên, tôi nghĩ, dẫu cuộc sống có vội vã, bon chen thì người Tràng An vẫn gìn giữ, bảo tồn nét thanh lịch ngàn đời.
Và dù xã hội có phát triển đến đâu đi chăng nữa, mỗi chúng ta dẫu có phải là người dân đất kinh kỳ hay không, hãy luôn giữ nét văn hóa đáng trân trọng ấy, giữ từ những điều giản dị nhất, từ lời ăn tiếng nói. Hãy cứ mộc mạc, ân tình, hãy dùng tình cảm để làm nguyên tắc cư xử với nhau.
Bởi suy cho cùng, những nét Hà Nội nhất cũng là những nét văn hoá đặc trưng nhất của người Việt chúng ta. Gìn giữ hôm nay, để ngày mai ta không phải thất vọng về nó trong miền ký ức về một thời đã qua. Hà Nội sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, nhưng nét văn hóa Hà Thành thì vẫn luôn còn lại mãi với thời gian.
Xin cảm ơn Tiến sĩ!
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54