Hòa giải ở cơ sở: Góp phần giải quyết mâu thuẫn mới phát sinh
Hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo được triển khai hiệu quả | |
Quận Ba Đình: Phổ biến Bộ Luật hình sự và công tác hòa giải ở cơ sở |
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Hàng năm, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội Nông dân Thành phố đều tổ chức các hội thảo chuyên đề về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. Tại các cuộc tọa đàm, hội thảo đã thảo luận những tồn tại, khó khăn trong công tác hòa giải ở cơ sở nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải cũng như tìm kiếm những mô hình mới, kinh nghiệm hay trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Làm tốt công tác hòa giải tại cơ sở giúp hạn chế khiếu kiện. |
Bên cạnh đó, Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, văn bản thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố như đất đai, xây dựng, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,…từ năm 2014 đến 2018, toàn Thành phố đã tổ chức 47.934 cuộc tuyên truyền với khoảng 8,3 triệu lượt người tham dự.
Từ những ngày đầu khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, UBND Thành phố đã tổ chức các cuộc thi hòa giải viên giỏi dưới hình thức sân khấu hóa trên địa bàn Thành phố.
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Hồng Sơn, Luật Hòa giải ở cơ sở là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ cở, giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp nhỏ trong đời sống của nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế tình trạng đơn thư, khiếu nại cũng như hạn chế nhiều tranh chấp phát sinh thành điểm nóng, phức tạp, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. |
Cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” là một trong những cuộc thi được triển khai tới 30/30 quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của Luật Hòa giải ở cơ sở đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và nhân dân về vị trí, vai trò của hòa giải ở cơ sở.
Đồng thời, thông qua bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hòa giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật có liên quan, góp phần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn Thành phố thông qua bộ câu hỏi lý thuyết và tình huống pháp luật giải quyết trong thực tế..
Trong 5 năm qua, Thành phố đều tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật mới ban hành nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân trong đó có các hòa giải viên. Để tiếp tục nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên, năm 2018, Sở Tư pháp đã tổ chức 15 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho 15 quận, huyện, thị xã của thành phố.
Hiện nay, có tổng số hơn 4.500 người là cán bộ làm công tác quản lý hoà giải và các hoà giải viên ở cơ sở. Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đã quan tâm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tại địa phương mình.
Việc củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ hoà giải, tổ trưởng và các hòa giải viên ở cơ sở đã được các địa phương triển khai thực hiện theo quy định. Đến nay, toàn thành phố có 5.463 tổ hòa giải với tổng số 34.880 hòa giải viên. Việc hỗ trợ kinh phí đối với hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở năm 2018 được UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt (với tổng số 2,7 tỷ đồng). Mức hỗ trợ kinh phí cho các vụ việc hòa giải thành hiện tùy thuộc vào điều kiện địa phương để chi với mức chi từ 100.000 đồng - 200.000 đồng/vụ.
Trong đó, nhiều đơn vị tích cực thực hiện cấp chi phí cho công tác hòa giải ở cơ sở như: Huyện Mỹ Đức, quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Đống Đa,…Nhờ vậy, năm 2018, toàn thành phố đã tiến hành hòa giải thành 5.008/5.866 vụ việc, đạt tỷ lệ 85,3% (năm 2017 tỷ lệ hòa giải thành 81%).
Các đơn vị tích cực triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở và có tỷ lệ hòa giải thành cao như: Mỹ Đức (98,5%); Đống Đa (96,9%); Chương Mỹ (95,5%); Long Biên (92,1%); Gia Lâm (90,5%); Thanh Xuân (90,4%); Hoàn Kiếm (90,1%), Phú Xuyên (87%)... Các đơn vị có tỷ lệ hòa giải thành thấp là huyện Ứng Hòa (64%); Thanh Oai (72,2%); Mê Linh (74,5%).
Giúp hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp
Từ đầu năm 2018 đến nay, ở nhiều địa phương các tổ đã hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng như: Mâu thuẫn vợ chồng, tranh chấp, gây rối trật tự công cộng,...
Nhờ phát huy vai trò của các tổ hòa giải mà các vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp đất trên địa bàn thành phố ít xảy ra, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp. Các hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức mỗi cá nhân về chấp hành pháp luật, gắn kết tình làng nghĩa xóm.
Tại huyện Phú Xuyên, ông Nguyễn Hữu Bằng, Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, Phòng Tư pháp còn phối hợp với Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 6 tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp lưu động miễn phí tại các xã Tri Trung, Tri Thủy, Hồng Thái, Nam Triều, Trung tâm Giáo dục thường xuyên,… với trên 2.000 người tham dự.
Huyện đã duy trì 157 tổ hòa giải ở các thôn, cụm dân cư với hơn 1.200 thành viên tích cực hòa giải các vụ việc ở ngay tại cơ sở. Đã tổ chức hòa giải thành 92/107 vụ việc, đạt 87%. Nhờ vậy, đến nay, nhiều xã trong huyện không có đơn thư vượt cấp, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan Nhà nước giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự của địa phương.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN Thành phố, thời gian tới, Hôi Phụ nữ các cấp sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật liên quan; tuyên truyền miệng, tọa đàm, sinh hoạt CLB, thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, thi tuyên truyền viên pháp luật giỏi…
Tiếp tục xây dựng và duy trì các mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư như: Câu lạc bộ “phụ nữ và pháp luật”, CLB “phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em”, CLB “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông”, nhóm “phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật”,… phát huy vai trò các thành viên CLB, nhóm nòng cốt tích cực nắm bắt tình hình dư luận trong cán bộ, hội viên, chủ động tuyên truyền pháp luật và tham gia hòa giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều mâu thuẫn nhỏ nếu không kịp thời hòa giải sẽ dẫn đến tình trạng chuyện nhỏ biến thành chuyện lớn, dân sự chuyển thành hình sự, rồi trở thành trọng ánnhư: tội giết người; tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác....
Hoạt động hòa giải ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột trong cộng đồng dân cư ngay tại địa bàn, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, sự cảm thông, chia sẻ trong từng gia đình và toàn xã hội. Sau hơn 4 năm, triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, Hà Nội là điểm sáng của cả nước trong công tác hòa giải.
Trong thời gian tới, nhiều giải pháp cũng sẽ được thành phố Hà Nội tích cực triển khai nhằm nâng cao chất lượng hòa giải như: Quan tâm bố trí đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho công tác hòa giải ở cơ sở. Tăng cường sự phối hợp tốt giữa chi bộ, Ban công tác Mặt trận cơ sở, tổ chức đoàn thể, tổ dân phố, thôn để theo dõi, hướng dẫn các tổ hòa giải hoạt động tích cực, đúng vai trò, nhiệm vụ nhằm giải quyết triệt để các mâu thuẫn vụ việc xảy ra. Ngoài ra, gắn công tác hòa giải với công tác hội của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác.
H. Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24