Hòa đất thiêng Trường Sa vào đàn Xã Tắc
Ngắm nhìn hoa bàng vuông khoe sắc tại Trường Sa | |
Tự hào được cống hiến ở Trường Sa |
Ngày 29/8, tại TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức lễ tiếp nhận đất thiêng từ Trường Sa và thực hiện các nghi thức trang trọng nhất để hòa đất thiêng vào đàn Xã Tắc.
Trước đó, trong chuyến công tác vào tháng 5/2017, Báo Tuổi trẻ và Quân chủng Hải Quân mang đất thiêng từ khắp mọi miền của Tổ quốc ra đảo Trường Sa và cũng mang những khuôn đất từ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa về với đất liền, trong đó có một phần được hòa vào đàn Xã Tắc hôm nay.
Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế hòa đất thiêng từ Trường Sa vào đàn Xã Tắc. Ảnh: baothuathienhue.vn |
Đây là hoạt động ý nghĩa, khẳng định chủ quyền non sông liền một dải từ đất liền ra biển đảo, khẳng định khát vọng về một vùng biển hòa bình, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho chiến sĩ, đồng bào đang ngày đêm bám biển và khẳng định chủ quyền biển đảo.
Đàn Xã Tắc ở Huế được xây dựng từ cuối mùa Xuân năm 1806, sau khi vua Gia Long quy hoạch lại toàn bộ Kinh thành trên đất của 8 làng ở bờ bắc sông Hương. Đàn nằm ở phía tây Hoàng Thành, đúng theo nguyên tắc "tả Tổ, hữu Xã" (bên trái thờ Tổ, bên phải thờ Xã Tắc) của thành trì phương Đông truyền thống.
Đàn Xã Tắc là một trong những di tích cung đình đặc biệt quan trọng của cố đô Huế. Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu, xếp vào hàng Đại tự, chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao và tế Miếu tổ tiên. Hầu hết các vị vua triều Nguyễn đều đã từng chủ trì lễ tế quan trọng này.
Do ý nghĩa và tính chất đặc biệt quan trọng của công trình, khi xây dựng đàn Xã Tắc, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo chỉ dụ của triều đình đều phải góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của cả nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng của quốc gia, ý nghĩa của đàn Xã Tắc vì thế càng thêm thiêng liêng.
Theo PV/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05