--> -->

Hiệu quả từ công tác thanh, kiểm tra

Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai lựa chọn hình thức, cách thức kiểm tra phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn phù hợp với điều kiện thực tế, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để không xảy ra cháy nổ, quan trọng là ý thức Tập huấn an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ năm 2020

Cơ bản thực hiện nghiêm túc kiểm tra phòng cháy chữa cháy

Qua điều tra cơ bản, hiện nay Hà Nội có 22.393 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy, trong đó có 9.884 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ; 82 khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao; 1 cảng hàng không; 4 cơ sở vật liệu nổ công nghiệp; hàng chục km đường ống dẫn xăng dầu đi qua; có trên 23.000 ha rừng...

Hiệu quả từ công tác thanh, kiểm tra
Công tác kiểm tra việc thực hiện phòng cháy chữa cháy tại phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm.

Đáng chú ý, Hà Nội hiện có gần 500.000 nhà liên kề (dạng ống), trong đó có trên 120.000 nhà ở kết hợp kinh doanh, mặt tiền thường bị bịt kín, không có lối thoát nạn; 4.905 cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen lẫn trong khu dân cư. Đa số các cơ sở này đường vào khó khăn, nguồn nước phục vụ chữa cháy còn thiếu, xe chữa cháy khó tiếp cận, không trang bị đầy đủ phương tiện, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định. Với những đặc điểm như trên, có thể khắng định Hà Nội là địa bàn trọng điểm về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Để giảm thiểu số vụ cháy nổ, Thành phố đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp Thành phố kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.Tuy nhiên, trong thời gian tiến hành hoạt động kiểm tra, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và 24 cơ quan, đơn vị tổ chức tự kiểm tra và báo cáo về Ủy ban nhân dân Thành phố.

Theo báo cáo số 352/BC-UBND, kết quả thực hiện Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 18/6/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc kiểm tra thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố năm 2020, trong 24 cơ quan, đơn vị được hướng dẫn tổ chức tự kiểm tra ở cấp thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đến nay, có 22 cơ quan, đơn vị đã tiến hành thực hiện và báo cáo kết quả gửi Ủy ban nhân dân thành phố. Kết quả tự kiểm tra, đánh giá cho thấy, nhìn chung các đơn vị đã nghiêm túc thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá về thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đưa ra các phương hướng khắc phục các tồn tại, thiếu sót...

Đối với việc thành lập 30 đoàn kiểm tra cấp huyện, đã có 22/30 đơn vị đã chủ động thực hiện kế hoạch, tổ chức kiểm tra 403 cơ sở, phát hiện 291 tồn tại, vi phạm, trong đó đã ra quyết định xử phạt đối với 40 cơ sở với số tiền là 431 triệu đồng. Ngoài ra, 199 Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn đã thành lập đoàn kiểm tra, phát hiện nhiều tồn tại, thiếu sót trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Mặc dù, trong những tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tuy vậy các đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện, lựa chọn hình thức, cách thức kiểm tra phù hợp với điều kiện thực tế, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu của một số đơn vị đã từng bước nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này, từ đó triển khai kịp thời, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch có tính chiến lược, lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy.

Song song với đó, công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có bước đổi mới, hướng tới nội dung thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, đó tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy chữa cháy của đơn vị, cơ sở và quần chúng nhân dân. Công tác rà soát, xây dựng, hiệu chỉnh, bố sung và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ nhất là các phương án có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng, phương tiện đã được các đơn vị quan tâm thực hiện, đảm bảo đúng quy trình,quy định.

Công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì, thực hiện nghiêm túc; công tác tiếp nhận, xử lý thông tin đảm bảo thông suốt, kịp thời; sự phối hợp trong công tác tổ chức chữa cháy được các đơn vị thực hiện hiệu quả. Một số cơ quan, đơn vị đã chủ động khắc phục các sai phạm tồn tại về phòng cháy chữa cháy mà cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã kiến nghị.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh ưu điểm vẫn còn những tồn tại hạn chế, đó là ý thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền của một số sở, ngành, quận, huyện, thị xã và lãnh đạo một số cơ quan, doanh nghiệp tổ chức, cá nhân còn hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy; chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa phương, đơn vị.

Ngoài ra, công tác triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của một số đơn vị chưa quyết liệt, triệt để, còn mang tính hình thức; chưa chú trọng kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp; chưa chủ động nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng cháy chữa cháy dẫn đến chất lượng, hiệu quả triển khai các Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên còn thấp, không thực hiện đầy đủ các nội dung chỉ đạo của cơ quan cấp trên; việc sơ, tổng kết, đánh giá còn yếu, kém.

Đặc biệt, công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy ở một số địa phương chưa có chiều sâu, chưa có những mô hình đặc trưng nổi bật riêng. Việc xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở và dân phòng còn chưa đảm bảo yêu cầu thực tế; trang thiết bị, phương tiện còn thiếu; hoạt động còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả cao. Việc thành lập các Đội dân phòng tại các thôn chưa đảm bảo về số lượng và phù hợp theo quy định của Luật dẫn đến việc triển khai thực hiện còn thiếu tính đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quả trong công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng trên địa bàn Thành phố chưa thống nhất, tại một số địa phương còn mang tính hình thức, hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Hoạt động thanh tra, tự kiểm tra của các đơn vị còn thiếu chủ động, không thực hiện thường xuyên, đôi lúc còn mang tính hình thức; chưa thực sự quyết liệt, có biện pháp theo dõi, xử lý sau thanh tra, kiểm tra, thiếu kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm.

Thời gian tới, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức khắc phục tồn tại, thiếu sót đã được chỉ ra, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại đơn vị, địa phương; bảo đảm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ... Cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở nâng cao, vai trò trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội…

Bùi Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green - mẫu MPV điện đầu tiên của hãng xe Việt nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng Việt trong sự kiện “Thu xăng - Đổi điện” đang diễn ra tại Hà Nội.
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, việc kiến tạo môi trường văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm trong quá trình phát triển bền vững. Môi trường văn hóa ấy cần được xây dựng từ ba trụ cột: gia đình, nhà trường và xã hội - nơi con người Hà Nội được định hình và phát triển toàn diện.
Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Do làm tốt công tác tuyên truyền, đời sống Nhân dân ổn định, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao nên tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải toàn Thành phố giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, đồng thời tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Thủ đô 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được nhiều kết quả tốt.
Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể
chủ quan

Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể chủ quan

Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm. Tinh thần “từ sớm, từ xa, không để khi xảy ra dịch mới triển khai” đã được cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.
Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Nói tục, chửi bậy không còn là hiện tượng cá biệt trong trường học mà đang dần trở thành "thói quen" của nhiều học sinh. Từ sân trường đến mạng xã hội, ngôn ngữ lệch chuẩn len lỏi và lây lan như một căn bệnh khó kiểm soát, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chấn chỉnh văn hóa giao tiếp học đường ngay từ những điều nhỏ nhất.
Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Mỗi dịp hè đến, sinh viên lại đứng giữa ngã rẽ lựa chọn: về quê nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập căng thẳng hay ở lại thành phố tìm việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm? Đằng sau mỗi quyết định là một câu chuyện và là lựa chọn phù hợp với bản thân của mỗi người.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/7: Trời mát, đêm và sáng có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/7: Trời mát, đêm và sáng có mưa

Dự báo ngày 12/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, trời mát, đêm và sáng có mưa vừa và rải rác có dông.
Infographic: Những vi phạm môi trường phổ biến tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp

Infographic: Những vi phạm môi trường phổ biến tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nội đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng. Infographic này sẽ điểm danh 6 hành vi vi phạm môi trường phổ biến nhất, từ xử lý rác thải, ô nhiễm nguồn nước đến tiếng ồn và quản lý chất thải nguy hại, nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, tổ chức.
Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội

Infographic: 14 lỗi vi phạm giao thông phổ biến ở Hà Nội

Dưới đây là tổng hợp 14 vi phạm giao thông thường gặp nhất tại Hà Nội, từ những lỗi nhỏ như vượt đèn vàng đến các hành vi nguy hiểm như uống rượu, bia khi lái xe hay lạng lách, đánh võng,... Người dân cần nắm rõ các quy định này để tham gia giao thông an toàn và tránh bị xử phạt.
Tăng cường kiểm soát nồng độ cồn: Cần sự đồng lòng từ cộng đồng

Tăng cường kiểm soát nồng độ cồn: Cần sự đồng lòng từ cộng đồng

Vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đang gây ra những tai nạn nghiêm trọng tại Hà Nội. Mặc dù các biện pháp xử lý đã được tăng cường, nhưng không ít người dân vẫn thiếu ý thức. Cần có sự quyết liệt từ cơ quan chức năng và sự tự giác từ người tham gia giao thông để giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của cộng đồng.
Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

Với quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sáng 11/7, phường Kim Liên tổ chức Lễ ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là bước khởi đầu quan trọng, đánh dấu cam kết mạnh mẽ của phường trong việc kiến tạo môi trường sống kỷ cương, văn minh và xanh, sạch, đẹp, chào mừng thành lập phường Kim Liên và Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Kim Liên lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/7: Mưa rào và giông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/7: Mưa rào và giông rải rác

Dự báo ngày 11/7, khu vực Hà Nội có mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Người dân mong Hà Nội sớm thực hiện vé liên thông tàu điện - xe buýt

Người dân mong Hà Nội sớm thực hiện vé liên thông tàu điện - xe buýt

Thành phố sắp triển khai loại hình vé liên thông đa phương thức giữa metro và xe buýt. Hành khách tại Thủ đô Hà Nội sắp tới chỉ cần sử dụng một loại thẻ duy nhất để di chuyển giữa xe buýt và đường sắt đô thị, nhằm thu hút người dân sử dụng phương tiện công cộng.
Hà Nội: Chi tiết giá vé liên thông đa phương thức đi xe buýt, tàu điện

Hà Nội: Chi tiết giá vé liên thông đa phương thức đi xe buýt, tàu điện

Thời gian tới, khi mua vé liên thông đa phương thức đi xe buýt, tàu điện thì người dân sẽ được giảm giá mạnh.
6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông

6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông

Ngày 10/7, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an thông tin về kết quả 6 tháng đầu năm 2025 của lực lượng CSGT. Đáng chú ý có đến 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 424.077 phương tiện các loại.
Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ

Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ

Trước tình trạng hệ thống ao hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội bị lấn chiếm, san lấp thời gian qua, ngày 20/3/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-UBND về “phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn TP Hà Nội”. Trong số này có hồ Cầu Cốc thuộc phường Tây Mỗ.
Xem thêm
Phiên bản di động