Hiệu quả từ chính sách miễn visa
Phát triển du lịch bằng ẩm thực |
Hiệu quả bất ngờ
Thế giới đang chứng kiến cuộc đua sôi nổi về miễn thị thực cho công dân đến từ các quốc gia phát triển - nguồn du lịch tiềm năng. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn visa song phương với 75 nước (trong đó 73 nước còn hiệu lực) và mới có chính sách miễn thị thực cho 22 quốc gia, chủ yếu là cho du khách châu Á và châu Âu, gồm: 9 nước ASEAN, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Belarus và 4 nước Bắc Âu (Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan); miễn visa một năm cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia) từ ngày 1.7.2015 đến 1.7.2016, khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày.
Ngày càng có đông khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. |
Kết quả việc mở rộng cánh cổng visa cho du lịch thời gian qua khá ấn tượng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, kể từ 1.7.2004, khi Việt Nam miễn visa cho công dân mang hộ chiếu phổ thông Nhật Bản, số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam tăng hơn 2,5 lần - từ 267.000 lượt (năm 2004) lên tới 671.000 lượt - năm 2015. Lượng khách Nhật Bản tăng trung bình 8,7%/năm trong giai đoạn 2004-2015, đứng thứ 3 trong các thị trường gửi khách đến Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc).
Từ năm 2005, khi Việt Nam miễn visa cho công dân mang hộ chiếu phổ thông các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, tổng lượng khách du lịch từ các nước này tăng 2,3 lần - từ 42.000 lượt (năm 2005) lên 96.000 lượt (năm 2015), tăng trung bình 8,6%/năm giai đoạn 2005-2015. Trong đó, khách du lịch từ Đan Mạch tăng 2,2 lần - từ 12.000 lượt (năm 2005) lên 27.000 lượt (năm 2015).
Đặc biệt, trong năm đầu tiên miễn visa (tháng 7.2015), tổng lượng khách du lịch từ 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia) đã đạt gần 721.000 lượt - tăng 15,40% (so với gần 625.000 lượt của 12 tháng cùng kỳ tương ứng năm 2014 và 2015), tăng 13,42% so với tổng lượng khách của 5 nước năm 2014 (hơn 635.000 lượt) và tăng 9,42% so với tổng lượng khách của 5 nước năm 2015 (gần 659.000 lượt). Trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng lượng khách du lịch từ 5 nước nói trên đạt gần 508.000 lượt - tăng 19% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, Italia tăng 32%, Anh tăng 23%, Tây Ban Nha tăng 28%, Đức tăng 18% và Pháp tăng 13%. Đây là mức tăng trưởng rất cao đối với các thị trường xa như 5 nước Tây Âu nói trên.
Tạo đà cho du lịch bứt phá
Việc miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu cần kéo dài thời gian lưu trú lên 30 ngày thay vì 15 ngày. Đồng thời, để các doanh nghiệp lữ hành chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và kích cầu du khách đến Việt Nam hiệu quả, cần thông báo rộng rãi để người dân các nước nói trên và các doanh nghiệp du lịch biết trước 6 tháng khi chính sách có hiệu lực. |
Theo Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, có được những con số tăng trưởng ấn tượng nói trên là do những chính sách kịp thời và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng dành cho hoạt động du lịch trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 92 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới và Chỉ thị 14, Chỉ thị 18 về đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách đã đi vào cuộc sống, hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam… “Đóng góp từ mức chi tiêu cao của khách du lịch đã góp phần nâng tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch lớn hơn tốc độ tăng trưởng về lượng khách. Điều này thể hiện chính sách miễn visa đã tác động kịp thời để đẩy mạnh phát triển du lịch” - ông Nguyễn Văn Tuấn nhận định.
Trước hiệu quả đã đạt được từ chính sách miễn visa, từ tháng 7.2016, Việt Nam tiếp tục đơn phương miễn visa cho khách đến từ 5 quốc gia Tây Âu nói trên với thời hạn lưu trú 15 ngày, sau khi Nghị định về miễn visa cho công dân 5 nước này hết hiệu lực từ ngày 1.7.2016. Một tháng sau khi chính sách miễn visa có hiệu lực, lượng khách từ 5 thị trường Tây Âu đã có mức tăng trung bình 12,1%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, người dân châu Âu có xu hướng đi du lịch dài ngày và xuyên quốc gia, việc miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu cần kéo dài thời gian lưu trú lên 30 ngày thay vì 15 ngày. Đồng thời, để các doanh nghiệp lữ hành chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và kích cầu du khách đến Việt Nam hiệu quả, cần thông báo rộng rãi để người dân các nước nói trên và các doanh nghiệp du lịch biết trước 6 tháng khi chính sách có hiệu lực.
Được biết, bên cạnh việc mở rộng và thuận lợi hóa cánh cổng du lịch cho du khách quốc tế, từ năm 2017, Chính phủ sẽ triển khai hệ thống cấp visa điện tử nhằm hỗ trợ ngành du lịch phát triển. Mục tiêu doanh thu của ngành du lịch đạt 30 tỉ USD vào năm 2020, đóng góp 10-12% GDP. Rõ ràng, với những nỗ lực toàn diện của ngành du lịch và các cơ quan chức năng liên quan, ngành du lịch Việt Nam sẽ có nhiều tiềm năng để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54