Hãy trách nhiệm với tiền của dân!
Nhà hát, rạp phim nhà nước: Trong chán… ngoài thèm | |
Cổ phần hóa các hãng phim nhà nước: Bình mới, rượu có mới? | |
Diễm Hương bị cắt vai diễn trong phim Mỹ Nhân Sài Gòn |
Hàng chục lần “đi buôn”, một lần lãi
Những ngày qua, thông tin bộ phim “Mỹ nhân” do Bộ VHTT&DL đặt hàng Công ty TNHH phim Giải Phóng thực hiện bị lỗ nặng đang khiến dư luận choáng váng. Phim thu về 500 triệu đồng – một con số thảm họa trong tổng ngân sách 16 tỉ đồng đầu tư. Những ngày đầu công chiếu, bộ phim bị đánh giá là quá dở bởi câu chuyện phim lan man, rời rạc, chi tiết thiếu thuyết phục. Dàn diễn viên không mấy nổi bật, chỉ Quách Ngọc Ngoan là tên tuổi đáng chú ý. Đã vậy, “Mỹ nhân” còn mắc phải lỗi phục trang. Khi bộ phim này tung trailer, nhiều người đã hốt hoảng bởi hình ảnh sư tử trong phim hoạt hình “The Lion King” của Walt Disney được thêu trên áo một vị quan thời Trịnh - Nguyễn. Sự cẩu thả này khiến phim “mất điểm” trong mắt công chúng và vấp phải sự chỉ trích từ phía các nhà chuyên môn. Không dừng ở đó, bộ phim còn thêm thắt nhiều cảnh nóng để làm nổi bật chủ đề “Mỹ nhân”. Những tưởng cảnh nóng này sẽ kéo được khán giả tới rạp, nhưng trái lại còn bị khán giả khó chịu vì chiêu trò quá lố.
Phim "Mỹ nhân" được đầu tư 16 tỉ đồng, nhưng chỉ thu được 500 triệu. |
Đây là chuyện không mới, bởi “Mỹ nhân” cũng như nhiều bộ phim đặt hàng khác đều chịu chung cảnh bị khán giả quay lưng, ra rạp rồi nhanh chóng đi thẳng về kho. Còn nhớ thời điểm Quốc khánh 2.9 năm ngoái, bộ phim Nhà nước đặt hàng và rót 100% kinh phí 21 tỉ cho Hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “Sống cùng lịch sử”, nhưng chỉ bán được vài vé, khiến công chúng sót ruột. Những ngày đầu công chiếu, phim chỉ có khoảng chục khán giả đến xem, vài ba ngày sau thì không còn ai mua vé, nên “Sống cùng lịch sử” phải huỷ lịch chiếu. Trước đó còn rất nhiều bộ phim “cúng cụ” khác như “Ký ức Điện Biên” với kinh phí đầu tư 13 tỉ thu về vài trăm nghìn đồng hay khả dĩ hơn bộ phim “Những người viết huyền thoại” đầu tư 10 tỉ thu về 500 triệu;…
Nhìn lại chặng đường phim Việt sản xuất theo “đặt hàng” với nguồn ngân sách nhà nước thời gian qua, cho thấy, trong hàng chục lần “đi buôn” thì chỉ có một lần duy nhất lãi. Đó là trường hợp thắng lớn của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” – một tác phẩm điện ảnh được Nhà nước đặt hàng theo cách xã hội hóa. Phim có tổng vốn sản xuất gần 20 tỉ đồng, trong đó Nhà nước chỉ tài trợ 8 tỉ đồng, còn lại do 3 hãng phim tư nhân: Galaxy M&E Films, Saigon Concert và Phương Nam Film hợp tác huy động vốn. Hiện nay, phim đã thu về trên 80 tỉ đồng - một con số không tưởng với một tác phẩm điện ảnh theo đặt hàng của Nhà nước từ trước đến nay. Không hài nhảm, không kinh dị, không sexy, cảnh nóng; dung hòa cả yếu tố nghệ thuật và thương mại; thành công của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã phần nào thay đổi nhận thức của khán giả với những bộ phim tài trợ, đặt hàng của Nhà nước mà lâu nay vốn vẫn bị gắn mác là “phim làm ra cất kho”.
Cần đầu tư đúng
Cả chục tỉ đồng được “đốt” vào một bộ phim, nhưng lại không có người xem thì thật sự quá xót xa. Nhiều khán giả cho rằng nếu cứ tiếp tục đầu tư mà không mang lại hiệu quả gì thì không khác nào “đốt tiền của dân”. Khán giả Ngọc Thảo (Kim Mã – quận Ba Đình – Hà Nội) bày tỏ, thay vì làm phim, các nhà quản lý hãy mang tiền đó đi xây cầu, xây trường học, bệnh viện chắc chắn ý nghĩa hơn.
Nhà nước vừa đặt hàng Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam sản xuất 19 tập của bộ phim “Ý chí độc lập” với kinh phí 28,484 tỉ đồng và đã được Bộ VHTT&DL phê duyệt. Ngoài ra, 4 phim truyện điện ảnh đặt hàng khác được Bộ VHTT&DL phê duyệt đưa vào kế hoạch sản xuất năm 2015-2016, gồm: “Không ai lãng quên”, “Người yêu ơi”, “Địa đạo”, “Xã tắc”. Hy vọng rằng, việc đầu tư này của Nhà nước “đúng điểm” để hiện tượng “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” không còn là “của lạ”. |
Trao đổi với LĐTĐ, đạo diễn Đỗ Hữu Phần cho rằng, Nhà nước giao ngân sách cho các hãng làm phim thường phục vụ mục đích chính trị, để lưu giữ, giáo dục các thế hệ sau nên không tính đến doanh thu. Tuy nhiên, nội dung các bộ phim đặt hàng thường bị kinh điển hóa, không tiếp cận với xu hướng mới, trẻ trung, hiện đại nên bị khán giả quay lưng khi ra rạp. Đạo diễn Đỗ Hữu Phần cũng đánh giá, phương pháp đặt hàng mới của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một thể nghiệm tốt góp phần thay đổi tư duy các nhà làm phim nhà nước. “Sắp tới tất cả các hãng phim nhà nước sẽ đi vào quá trình cổ phần hóa. Khái niêm tư nhân và Nhà nước sẽ được bình đẳng. Tôi cho rằng, lúc đấy, các hãng phim cổ phần hóa sẽ trách nhiệm hơn với các dự án phim đặt hàng. Bởi họ cũng phải bỏ một phần kinh phí để làm phim. Nhưng dù là phương thức đặt hàng nào, Nhà nước cũng phải đầu tư đúng điểm với một yêu cầu cụ thể như thu hút được bao nhiêu khán giả. Dù là phim đặt hàng cũng phải mang tới hiệu quả xã hội thực sự, chứ không thể không có người xem” – đạo diễn Đỗ Hữu Phần nói.
Bà Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh - nhìn nhận rằng, thành công của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” chính là do công tác quảng bá của các hãng phim tư nhân rất bài bản, theo cách thức phù hợp với quốc tế, có đầu tư và thực tế. Đây chính là khâu đang thiếu và yếu mà phim đặt hàng nhà nước của Việt Nam suốt thời gian qua chưa được chú trọng. Theo như lý giải của các nhà làm phim nhà nước, thì phim bị thua lỗ là do kinh phí hạn hẹp, khiến họ luôn trong tình trạng “liệu cơm gắp mắm”. Thế nhưng, công bằng mà nói, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” có kinh phí sản xuất ngang ngửa như các bộ phim đặt hàng Nhà nước, nhưng doanh thu phòng vé lại tới hơn 80 tỉ đồng. Đã đến lúc các hãng phim nhà nước phải xem lại trách nhiệm của mình trước khi nhận ngân sách hàng chục tỉ đồng để thực hiện một dự án phim.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05