-->

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

Tại Hội nghị thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 4/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Hà Nội đạt khoảng 492 nghìn tỷ đồng, ước đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với 2023.
Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm Quán triệt tinh thần tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, năm 2024, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. GRDP 9 tháng đầu năm tăng 6,12% (cùng kỳ tăng 5,99%, dự kiến cả năm đạt khoảng trên 6,5% (cùng kỳ 6,27%).

Thành phố bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách và nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tổng thu NSNN khoảng 492 nghìn tỷ đồng, ước đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với 2023; thu nội địa đạt khoảng 462 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2% chiếm 93,8% trong tổng thu. Thu ngân sách địa phương được hưởng theo điều tiết năm 2024 là 143.573,3 tỷ đồng, đạt 111,3% dự toán, tăng 34% so với cùng kỳ.

Hà Nội cũng thực hiện hiệu quả các chính sách tài chính, tín dụng trên địa bàn, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải báo cáo tại Hội nghị.

Theo Phó Chủ tịch Hà Minh Hải, năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội Thành phố cơ bản hoàn thành, dự kiến 23/24 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, có 1 chỉ tiêu còn khó khăn là “Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng”.

An sinh xã hội được bảo đảm, Hà Nội luôn là địa phương đi đầu trong công tác chăm lo đời sống cho nhân dân và đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Thành phố giải quyết việc làm cho trên 196 nghìn lao động, đạt 118,9 % kế hoạch năm. Chú trọng thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân.

Đến nay, Thành phố đã bố trí gần 10 nghìn tỷ đồng qua Ngân hàng chính sách xã hội cho hơn 96 nghìn hộ khó khăn và các đối tượng chính sách được vay vốn... và là địa phương dẫn đầu cả nước. Hoàn thành kế hoạch xây dựng, sửa chữa nhà 714/714 hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hỗ trợ 265 tỷ đồng tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Phú Thọ xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Cải cách hành chính, chuyển đổi số gắn với Đề án 06 là khâu đột phá được Thành ủy quan tâm chỉ đạo với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, thực chất, đem lại giá trị cho người dân và doanh nghiệp.

Công tác phòng chống tiêu cực, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh. Thành phố tập trung quyết liệt trong việc nhận diện, rà soát 712 dự án chậm triển khai gây lãng phí nguồn lực và bức xúc xã hội. Hà Nội là địa phương đầu tiên cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí (ngày 20/11/2024).

Hà Nội cũng tập trung thực hiện nhiều biện pháp xử lý, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, để đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho thuê đất thực hiện các dự án, đưa đất vào sử dụng, không để chậm, gây lãng phí, hoang hóa, từ đó, tạo nguồn thu ngân sách rất lớn cho Nhà nước.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, còn một số tồn tại, hạn chế như: Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều; tư duy và phương pháp làm việc, nhận thức của một số cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế, thiếu năng động, sáng tạo, thiếu tính chuyên nghiệp; ý thức trách nhiệm chưa cao, còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trong thực thi công vụ.

Cùng với đó, việc xây dựng quy chế ở một số nơi chưa được ban hành đầy đủ, nhất là các quy chế phối hợp liên thông, các quy trình thủ tục còn chưa tinh gọn; việc tái cấu trúc các thủ tục hành chính (TTHC) còn chậm, còn hình thức; công tác xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước còn chậm.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) giảm bậc xếp hạng. Nguyên nhân do một số bộ phận TTHC vẫn còn rườm rà, phức tạp, còn những rào cản gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai...

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%
Quang cảnh Hội nghị.

Quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, định hướng chiến lược của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhận thức và hành động về “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”; nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội của Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới, năm 2025 và tiếp theo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải khẳng định Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để đưa Thủ đô phát triển mạnh mẽ, toàn diện, xứng đáng với vai trò, vị thế Thủ đô của một đất nước đang bước vào Kỷ nguyên mới.

Quyết tâm hoàn thành và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trong đó, trọng tâm là thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược trong Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, định hướng trong quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô.

Thành phố xây dựng 25 chỉ tiêu (5 chỉ tiêu về kinh tế tổng hợp; 14 chỉ tiêu về văn hóa xã hội; 05 chỉ tiêu về đô thị, nông thôn và môi trường), đặc biệt là quyết tâm thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về môi trường; năm 2025, đề xuất thêm 1 chỉ tiêu (tổng số nhà ở và diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm).

Về tăng trưởng: Thành phố xây dựng 3 kịch bản: Kịch bản 1: GRDP sẽ tăng 6-6,5%; GRDP/người đạt 171,5-172,4 triệu đồng. Kịch bản 2 (cơ sở): GRDP sẽ đạt mức tăng 6,5-7,5%; GRDP/người đạt 172,4-174 triệu đồng. Kịch bản 3 (cao): GRDP sẽ tăng trên 8,0%; GRDP/người đạt trên 175 triệu đồng.

Để thực hiện các nội dung trên, Hà Nội đặt ra 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó, có nhiệm vụ tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô; tiếp tục rà soát các dự án đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.

Tin khác

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.
Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường, được ứng dụng, phục vụ trong cuộc sống để tránh bị lãng phí nguồn lực...
Xem thêm
Phiên bản di động