Hào khí Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội nhận cờ thi đua xuất sắc | |
Văn hóa Thủ đô ngày càng đa dạng và phát triển | |
“Siêu thị” cơ khí vẫn án ngữ dưới gầm cầu Thăng Long |
Cùng làm nên những chiến công của quân dân Đại Việt
Trong Chiếu Dời đô, Lý Công Uẩn viết: “…Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc, đông, tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
Nhà hát lớn, nơi đây 73 năm trước người dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đã vùng lên dành chính quyền thành công vào ngày 19/8/1945. Ảnh Minh Phương |
Trải qua gần 8 thế kỷ, với biết bao đời, Thăng Long xưa đã chứng kiến bao thịnh - suy và những chiến công hiển hách của quân và dân Đại Việt. Trong các đời Lý, Trần, Lê, Tây Sơn… Thăng Long đã từng là mồ chôn quân thù và viết nên khát vọng hòa bình. Những chiến thắng Như Nguyệt; “Cửa Hàm Tử bắt sống tướng Toa Đô/sông Bạch Đằng dẹp tươi ô mã”; hay trận Ngọc Hồi - Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 hoàng đế Quang Trung đã đại thắng quân Thanh là những chiến công bất diệt.
Và cũng chính Thăng Long trong quá khứ, là nơi khắc hồn của khát vọng hòa bình. Sau khi đánh tan quân Minh, Lê Lợi dạo chơi hồ Lục Thủy đã trả lại gươm thần, từ đó hồ Lục Thủy mang tên Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)…
Là kinh đô của Đại Việt trong nhiều thế kỷ, tuy nhiên vì nhiều lý do từ năm 1802 sau khi vua Gia Long (tức Nguyễn Phúc Ánh) lên ngôi Hoàng đế mở đầu cho vương triều Nguyễn thì một lần nữa kinh thành đã được chuyển vào Huế (Thừa Thiên- Huế ngày nay).
Đến những chiến công hiển hách thế kỷ XX
Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 là một trong những mốc son chói lọi trong đánh đuổi quân thù. Ảnh tư liệu |
Từ năm 1802 đến trước cách mạng tháng Tám, dù không còn là kinh đô, song Thăng Long - Hà Nội vẫn là một trung tâm về chính trị - văn hóa của đất nước. Những năm cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ 2, khi phát xít Đức, Nhật đầu hàng quân đồng minh, chính Hà Nội là một trong những nơi làm cuộc tổng khởi nghĩa long trời lở đất 19/8/1945 dành chính quyền về tay nhân dân.
Thắng lợi tổng khởi nghĩa ở Hà Nội đã tạo ra hiệu ứng đômino để những địa phương khác đứng lên dành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công rực rỡ.
Kỳ tích chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Ảnh tư liệu |
Ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ngày 9/11/1946 tại kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong đó, quy định Hà Nội là Thủ đô.
Độc lập chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp lại quyết chiếm chúng ta một lần nữa và Thủ đô Hà Nội lại trở thành tâm điểm của cuộc kháng chiến. Sau khi chính quyền lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố Việt Nam độc lập, thực dân Pháp, dưới danh nghĩa lực lượng Đồng Minh, tiến vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật nhưng kỳ thực với mưu đồ tái chiếm thuộc địa.
Phát triển tinh thần Cách mạng tháng Tám bất diệt; phát huy vai trò trung tâm là Thủ đô của đất nước, với phương châm Hà Nội vì cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố bằng quyết tâm và trí tuệ của mình tiếp tục nỗ lực, nắm bắt thời cơ làm nên 19 tháng Tám trên bình diện kinh tế trong kỷ nguyên cách mạng 4.0. |
Chính quyền Cách mạng đã cố gắng hòa hoãn, nhưng cục diện càng lúc càng căng thẳng. Pháp chính thức quay trở lại Việt Nam. Trong tình thế đó, cuối tháng 11, đầu tháng 12/1946, các thành phố, địa phương đều đã nhận được lệnh di chuyển các kho tàng, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vũ khí ra ngoại thành, về nông thôn, lên rừng núi, đề phòng chiến sự lan rộng.
Từ sau đêm 19/12/1946, tiến hành đợt "tổng di chuyển" triệt để, rộng lớn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Quân chính quy Việt Minh cũng được lệnh rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng, chỉ để lại các đơn vị Tự vệ chiến đấu, Công an xung phong và Vệ quốc đoàn phối hợp với nhân dân Hà Nội tổ chức đánh trả và kìm chân quân Pháp. Quân Pháp nổ súng chiếm đóng Lạng Sơn.
Ngày 18/12/1946, thành phố Hà Nội có vẻ yên tĩnh, phố xá thưa thớt bóng người. Hai ngày trước, quân Pháp nổ súng khiêu khích, gây rối ở các phố Lò Đúc, Hàng Bột, Hàng Khoai, Đồng Xuân... nhưng quân và dân Hà Nội cảnh giác, không bị mắc mưu, tuân thủ kỷ luật, chờ lệnh Chính phủ không bắn trả. Hai bên đường, nhà cửa đóng kín, nhưng bên trong nhà, ban công, cửa sổ những mái nhà bằng đều trở thành vị trí chiến đấu.
Tường trong nhà, ngoài sân, trên gác, đều đã được đục thành lỗ giao thông, mở đường đi từ buồng này sang buồng khác, nhà này sang nhà khác, đi suốt dãy phố dọc, luồn sang dãy phố ngang, tạo thành một trận địa chiến đấu liên hoàn.
Đâu đâu cũng xuất hiện những dòng khẩu hiệu viết trên cửa, trên tường: "Sống chết với Thủ đô", "Thanh niên thề sống chết với thành Hoàng Diệu", "Thà chết không chịu trở lại kiếp nô lệ"... Những ngày mùa Đông năm 1946 thực sự là bản anh hùng ca của quân và dân Hà Nội “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.
Thăng Long- Hà Nội dù đau thương đến mấy vẫn ấn chứa bên trong sự khát vọng về hòa bình, niềm tin và hy vọng. Những ngày mùa Đông năm 1946 những chàng trai Hà Nội tạm biệt Thủ đô lên chiến khu Việt Bắc kháng chiến bằng những vẫn thơ hào sáng “Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa/ Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng/ Những chàng trang chưa trắng nợ anh hùng/Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thẵm/Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm/ Bụi trường chinh phai bạc áo hòa hoa”.
Thì 9 năm sau, khi chúng ta làm nên Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu (7/5/1954), vào tháng 10/1954 những đoàn quân năm xưa lại: “Trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về/Chúng ta đi nghe vui/Lúc quân thù đầu hàng/Cờ ngày nào tung bay trên phố/Trùng trùng say trong câu hát/Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời/Chúng ta đem vinh quang/Rước dân tộc trở về/Cả cuộc đời tươi vui về đây…/Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về”- tiến về tiếp quản Thủ đô.
Hà Nội chính thức được giải phóng. Cả nước bắt tay vào xây dựng và cải tạo Xã hội chủ nghĩa thì cũng là lúc hai miền Nam - Bắc bị phân chia. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh, trước tình thế sự can thiệp của đế quốc Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa bị thua liên tiếp trên chiến trường, năm 1972 Chính phủ Mỹ xác định muốn thành công trên bàn đàm phán Paris (1973) buộc chính quyền Hà Nội xuống thang không còn cách nào khác phải ném bom Hà Nội bằng loại máy bay siêu hiện đại (B52) lúc bấy giờ.
Và kết quả, cũng những ngày mùa Đông năm 1972 quân và dân Hà Nội đã làm chiến tích kỳ vĩ: Đánh thắng pháo đài bay B52 của không lực Hoa Kỳ -một loại máy bay tân tiến mà chưa đối phương nào có thể đánh thắng. Những đau thương và kỳ tích của quân và dân Hà Nội là chủ đề chính trong tất cả các bản tin của truyền thông toàn thế giới lúc bấy giờ.
Một lần nữa Hà Nội lại được bạn bè quốc tế gọi là Thủ đô của phẩm giá và lương tri. Chính chiến thắng B52, trận địa “Điện Biên Phủ trên không” là chìa khóa để chúng ta thắng trên bàn đàm phán Paris 1973. Mỹ phải tuyên bố rút quân khỏi Nam Việt Nam. Và chính từ chiến thắng này, mở ra một chương mới trong công cuộc giải phóng đất nước để đến ngày 30/4/1975 non sông chính thức thu về một mối.
Dấu ấn mới trên mặt trận kinh tế - xã hội
Tự hào về trang sử vẻ vang của quân và dân kinh thành Thăng Long - Hà Nội trong quá khứ, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH với phương châm “Hà Nội là Thủ đô của đất nước, nên Hà Nội phải đi trước về trước phong trào”.
Thấm nhuần tư tưởng này, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Thành phố cùng với sự nỗ lực của toàn thể tổ chức đoàn thể, chính trị và nhân dân, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị xã hội, xứng đáng với vị thế Thủ đô của cả nước,
Năm 2017, giá trị tổng sản phẩm (GRDP) của thành phố tăng gần gấp 2 lần, thu nhập (tính theo GRDP) bình quân đầu người tăng 2,3 lần, thu ngân sách tăng gần 3 lần, chi ngân sách tăng 3,6 lần, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 2,85 lần so với năm 2008.
Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều chương trình thiết thực như tổ chức không gian đi bộ quanh Hồ Gươm, Hồ Tây; chương trình trồng 1 triệu cây xanh; 98% đô thị Hà Nội được chiếu sáng ban đêm; xây dựng hơn 230km; không còn tình trạng mất nước, mất điện, ngập lụt kéo dài, trên diện rộng như trước.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 231.000 doanh nghiệp (tăng hơn 4 lần so với năm 2008), với khoảng 2,5 triệu lao động (tăng 70% so với năm 2008, trong đó công nhân ngoài khu vực nhà nước chiếm 87,5%).
Đến nay, Hà Nội đã và đang phát triển 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao; 9 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với 639 doanh nghiệp, thu hút khoảng 145.937 lao động. Số công nhân đã qua đào tạo chiếm 62% (gấp đôi so với năm 2008. Cùng với TP Hồ Chí Minh- Hà Nội đã thực sự vươn lên thành một trong hai đầu tầu kinh tế đất nước.
Với một diện tích chỉ trên 980 km2, sau khi thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội, đến nay Hà Nội có diện tích là 3.344,7 km2 (tăng gấp 3,63 lần), dân số trên 8 triệu người gồm 30 đơn vị hành chính cấp huyện (12 quận, 01 thị xã, 17 huyện); 584 xã, phường, thị trấn.
Thủ đô được mở rộng có một vị thế mới, với quy mô và tầm vóc lớn hơn nhiều so với trước đây; điều kiện tự nhiên đa dạng, rất thuận lợi cho quá trình đô thị hóa nhanh, phát triển hiện đại, theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; các địa phương hợp nhất về Thủ đô đều có truyền thống lịch sử cách mạng lâu đời, với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử và làng nghề nổi tiếng; đây chính là tiềm năng, cơ hội và là thế mạnh để Thủ đô phát triển nhanh, toàn diện, bền vững trong thời kỳ mới.
Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, hơn 7 thập kỷ kể từ khi nước nhà dành độc lập, hơn 3 thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm mở rộng địa giới hành chính, dù bất luận hoàn cảnh nào Thăng Long - Hà Nội mãi là niềm tin - hy vọng của đất nước.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30