Hành lang pháp lý quan trọng bảo đảm an toàn giao thông
Góp phần bảo vệ an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông Những con số "biết nói" sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168 Không có quy định nào phạt người dừng xe mặc áo mưa nếu thực hiện đúng quy định |
Một trong những lý do cần thiết ban hành Luật, Chính phủ cho rằng, Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ khắc phục những hạn chế, bất cập về phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Thực tiễn cho thấy an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ là 3 lĩnh vực rất lớn, mục tiêu, đối tượng điều chỉnh khác nhau, nhưng lại được điều chỉnh trong cùng một luật, dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc từng lĩnh vực, phải ban hành rất nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện.
Trong đó, an toàn giao thông thuộc lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, liên quan đến đầu tư, quản lý tài sản, kinh doanh và tuân theo quy luật thị trường.
Từ góc độ pháp lý, theo Luật sư Nguyễn Hoàng (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội), việc hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua, là sự cụ thể hóa Hiến pháp để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.
![]() |
Luật TTAGTGT đường bộ 2024 tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn... Ảnh minh họa. |
Dựa trên những quy định của pháp luật, căn cứ tình hình thực tiễn, có thể khẳng định, việc xây dựng, ban hành Luật TTATGT là phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, bởi:
Thứ nhất, Luật TTATGT đường bộ sẽ góp phần hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ, một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất của Đảng, Nhà nước; là sự cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 để giải quyết những vấn đề thực tiễn về TTATGT đường bộ trong tình hình mới. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 ban hành đến nay đã nhiều năm nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, trong khi tình hình TTATGT thời gian qua đã có nhiều thay đổi.
Thứ hai, Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện điều chỉnh đồng thời 2 lĩnh vực khác nhau là TTATGT và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ. Đây là hai lĩnh vực có phạm vi lớn, có các nội dung khác biệt, nhưng lại được điều chỉnh trong cùng một luật, nên không thể quy định một cách đầy đủ, rõ ràng, không thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra để phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ đảm bảo TTATGT và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, vận tải đường bộ…
Thứ ba, thực tế hiện nay, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; các vi phạm về TTATGT còn diễn ra phổ biến, tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm nước ta có gần 9.000 người tử vong, 30.000 người bị thương do tai nạn giao thông. Thế nhưng, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 lại không quy định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ, thậm chí là gây chồng chéo giữa cơ quan quản lý nhà nước về ANTT và cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật.
Thứ tư, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, lưu lượng phương tiện giao thông gia tăng đột biến, trong khi quy hoạch giao thông, tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, gây tắc nghẽn trên diện rộng tại các đô thị lớn và trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm, ô nhiễm môi trường từ hoạt động của phương tiện giao thông ngày càng nghiêm trọng.
Các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông diễn biến phức tạp, nhất là các tội phạm về gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, cướp giật tài sản, vận chuyển trái phép chất ma túy, vận chuyển hàng giả, hàng lậu… ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặt ra yêu cầu cần có hành lang pháp lý để cơ quan thực thi pháp luật có cơ sở xử lý, tránh bỏ sót, lọt tội phạm và đó cũng là yêu cầu cần thiết để xây dựng, ban hành Luật TTATGT…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

The Ninety Complex - tọa độ vàng đón đầu quy hoạch giao thông mới

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hành trình nghĩa tình lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hà Nội: Sắp có thêm khu đô thị 143ha tại phường Thượng Cát, Tây Tựu và xã Ô Diên

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Tin khác

Trẻ em có quyền được bảo vệ đời sống riêng tư trên không gian mạng
Tư vấn luật 20/07/2025 13:10

Tài xế Lê Minh Giáp say rượu gây tai nạn ở Dương Nội đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 17/07/2025 14:04

Chánh Thanh tra Cơ yếu có quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 160 triệu đồng
Tư vấn luật 15/07/2025 13:09

Không phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp khi xin nhận con nuôi trong nước
Tư vấn luật 15/07/2025 08:14

Cấp lại giấy phép lái xe ô tô quá hạn theo quy định mới và những điều cần biết
Tư vấn luật 11/07/2025 17:27

Quy định mới về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Tư vấn luật 11/07/2025 06:37

Cảnh báo mạo danh tổ chức giải đua xe đạp để lừa đảo người tham gia
Tư vấn luật 10/07/2025 06:49

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Tư vấn luật 07/07/2025 19:17

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo bệnh viện kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Tư vấn luật 07/07/2025 12:01

Ngày 30/8, công bố Quyết định đặc xá đợt 2 năm 2025
Tư vấn luật 07/07/2025 06:49