Hàng giả, hàng nhái bao giờ đến hồi kết?
Vẫn nhức nhối nạn hàng giả, hàng nhái Hàng giả, hàng nhái bán qua livestream: Vì sao khó quản, khó xử lý? Đâu là giải pháp căn cơ để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên "chợ mạng"? |
Tràn lan hàng hiệu... ngoài chợ
Đã từ lâu, tại các khu chợ dân sinh, chợ sinh viên như chợ Xanh, chợ Phùng Khoang, chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân… luôn được biết đến là “thiên đường” của hàng giả, hàng nhái. Dạo một vòng qua các khu chợ nổi tiếng này, không khó để chúng ta bắt gặp những sản phẩm từ quần áo, giày dép, túi xách, nước hoa… gắn nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng và được giới trẻ “săn đón” như: LV, Lacoste, CK, Gucci, Chanel không rõ xuất xứ, nhưng lại được bán tràn lan với giá bình dân.
Tại một gian hàng bán quần áo thời trang tại chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), chúng tôi được chào mời nhiệt tình với những lời săn đón hấp dẫn “chỉ cần ưng ý, giá nào cũng có”. Đưa mắt đảo qua một vòng, không cần phải là người tinh ý cũng dễ dàng nhận thấy, hầu hết các sản phẩm ở đây đều có dấu hiệu được làm giả, làm nhái khi chúng “khoác” lên mình những nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng.
Tại chợ Phùng Khoang (Hà Nội) rất nhiều hàng hóa không xác định được xuất xứ. Ảnh Đ.Đ |
Theo giới thiệu của chủ cửa hàng, sản phẩm thời trang tại cửa hàng có giá “rất mềm” từ vài chục nghìn đồng, cho đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm. Đơn cử như chiếc quần jean “cao cấp” mang thương hiệu CK, giá một sản phẩm chỉ từ 120.000 - 450.000 đồng tùy theo chất lượng, mẫu mã sản phẩm; với áo giữ nhiệt mùa đông cho nam mang nhãn hiệu Gucci, giá bán dao động từ 80.000 - 300.000 đồng/sản phẩm. Trong khi đó, sản phẩm thương hiệu cùng loại trên thị trường được bán tại các trung tâm thương mại có giá từ 1 - 3 triệu đồng/sản phẩm.
Không chỉ có quần áo thời trang, mặt hàng túi xách, nước hoa, giày dép… cũng là những sản phẩm xuất hiện hàng giả, hàng nhái nhiều tại các chợ dân sinh, chợ sinh viên. Ngược đời ở chỗ, nếu như trước đây, người tiêu dùng luôn e dè, lựa chọn thật kỹ sản phẩm trước khi mua, thì tại các chợ này, người mua lại không chần chừ mở ví lựa chọn, nguyên nhân là bởi các sản phẩm này mẫu mã tương đối bắt mắt mà giá cả lại “hạt rẻ”.
Theo giá thị trường hàng hiệu, nếu như một chiếc túi xách da nhỏ được sản xuất bởi hãng Louis Vuitton thường có giá khoảng từ 30 - 50 triệu đồng; hoặc những chiếc túi xách thời trang của hãng Hermes loại xịn, thường được bán với giá hàng trăm triệu đồng. Với mức giá cao “ngất ngưởng” như thế, không phải ai cũng có khả năng mua. Thế nhưng, cũng với “thương hiệu” này, tại các cửa hàng túi xách ở chợ Xanh, chợ Phùng Khoang… giá chỉ vài trăm cho đến vài triệu đồng/sản phẩm “fake xịn”.
Theo lời giải thích của một người bán hàng, túi xách “fake” được chia thành nhiều loại. Trong đó, nếu như là hàng đổ đống với chất liệu rẻ, thì có giá chỉ từ 50.000 - 300.000 đồng; còn hàng “fake cao cấp” dùng chất liệu da tốt hơn như da bò, da dê, giá sản phẩm sẽ lên đến vài triệu đồng. Cũng theo chủ cửa hàng này cho biết, sở dĩ sản phẩm có giá rẻ vì chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên hay những người đi làm có thu nhập thấp. Thực tế, đối tượng khách hàng này họ chỉ quan tâm đến yếu tố là mẫu mã đẹp, giá rẻ và được gắn mác các nhãn hiệu nổi tiếng được ưa chuộng. “Người mua đều biết sản phẩm, chất lượng sản phẩm và đó là quyền của họ”, người bán hàng này cho hay.
Đến hàng chợ vào trung tâm thương mại
Giả như thật - đó là cụm từ không chỉ người dân mà cả lực lượng chức năng cũng phải thốt lên khi tiếp cận các mặt hàng được làm giả, làm nhái nhãn hiệu nổi tiếng. Thậm chí, nhiều người tiêu dùng khi bước chân vào những cửa hàng sang trọng, hay trung tâm thương mại lớn vẫn “ngã ngửa” khi họ trả tiền thật nhưng lại mua phải hàng giả. Thực tế cho thấy, không chỉ ở các chợ dân sinh, chợ sinh viên dành cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, nhu cầu giá rẻ thì hàng giả, hàng nhái mới có “đất sống”. Mới đây, việc cơ quan chức năng đột xuất kiểm tra “thiên đường mua sắm” Sài Gòn Square (số 77 - 79 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) đã làm lộ rõ chuyện tràn lan hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng tại Trung tâm mua sắm nổi tiếng này.
Mới đây, Quốc hội thảo luận Tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Góp ý về dự án Luật, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) cho rằng, việc mua bán hàng giả hiện rất phổ biến với cả người mua và người bán. Với người bán hàng giả khi bị phát hiện, hiện đã có luật để xử lý. Tuy nhiên, còn với người tiêu dùng cố tình sử dụng hàng giả thì có vi phạm hay không? Theo đại biểu Hạnh, dự luật lần này chưa nêu trường hợp nói trên. Bởi nếu không xử lý những người cố tình mua hàng giả sẽ không thể bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững. Vì thế cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua. Đại biểu đoàn Bình Định cũng cho rằng, nếu không nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng thì nhiều khi thật giả lẫn lộn, cuối cùng sẽ có nhiều người phải bỏ tiền thật để mua hàng giả… Có thể do việc tăng cường xử lý người tiêu dùng hàng giả, hàng nhái chưa được thực hiện nghiêm nên vẫn còn cơ hội cho những cơ sở kinh doanh hàng nhái, hàng giả tiếp tục phát triển. |
Cụ thể, theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), ngày 1/11 vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh chia làm 6 tổ công tác bất ngờ “đột kích” kiểm tra 6 điểm kinh doanh tại Trung tâm thương mại Sai Gòn Square. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện rất nhiều sản phẩm nhái nhãn hiệu nổi tiếng của các thương hiệu như Gucci, Dior, Chanel, Louis Vuitton, Adidas, Nike… với giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng/sản phẩm. Qua hơn một ngày kiểm đếm, phân loại sản phẩm có dấu hiệu vi phạm giả, nhái nhãn hiệu, lực lượng chức năng đã tiến hành các thủ tục tạm giữ gần 2.000 sản phẩm để tiếp tục xử lý.
Không dừng lại ở đó, trong các ngày từ 2 - 6/11, lực lượng QLTT thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục mở rộng phạm vi kiểm tra, xử lý tại “thiên đường mua sắm” Sài Gòn Square, đồng thời thu giữ thêm hàng nghìn sản phẩm khác có dấu hiệu giả, nhái thương hiệu khác.
Được mệnh danh là “thiên đường mua sắm” cho các “tín đồ” hàng hiệu với đa dạng các lĩnh vực và đầy đủ các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh, mà còn với du khách thập phương. Tồn tại hơn 2 thập kỷ (ra đời từ năm 2000), vì vậy các hộ kinh doanh ở đây có đủ các chiêu trò để đối phó với các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn, hạn chế việc kiểm tra, quản lý hàng hóa.
Tăng cường kiểm tra, xử lý
Nhìn nhận về thực trạng hàng giả, hàng nhái tại thị trường Việt Nam cũng như việc lực lượng QLTT thời gian qua liên tiếp triệt phá và xử lý nhiều kho hàng giả, nhái thương hiệu trên khắp cả nước, trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, buôn lậu, hàng nhái, hàng giả mạo nhãn hiệu, gian lận thương mại… là vấn đề năm nào cũng diễn ra và cuối năm là thời điểm dồn dập hơn, cường độ mạnh hơn, thủ đoạn tinh vi hơn. Do đó, việc Tổng cục QLTT thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường và tổng tấn công vào các điểm nóng về hàng nhái hàng giả thời điểm này là kịp thời, giúp bảo vệ người tiêu dùng trong dịp cuối năm, khi nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao.
Cũng theo ông Phú, hiện nay Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều Hiệp định thương mại đa phương và song phương, do đó, ngày càng thu hút được nhiều các thương hiệu lớn đến làm ăn và họ kỳ vọng sẽ phát triển được thương hiệu ở đất nước gần 100 triệu dân này. Bởi thế, vấn đề thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, việc tràn lan hàng giả, hàng nhái trên thị trường như hiện nay, khiến họ gặp khó không chỉ trong vấn kinh doanh mà còn uy tín, thương hiệu doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Vẫn biết tiền nào của ý. Người thu nhập thấp mua hàng trị giá thấp, người có thu nhập cao mua hàng trị giá cao. Song bất luận sản phẩm nào cũng phải có quy chuẩn để đáp ứng yêu cầu về chất lượng phục vụ nhân dân. Đục nước mới béo cò. Giờ đây các hành lang pháp lý về quản lý thương mại (từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng) đã rất đủ, các cơ quan thực thi pháp luật từ bộ, ngành, tỉnh, thành, quận, huyện cũng không thiếu, nhưng điệp khúc “chống hàng giả, hàng nhái sao khó thế?” thì vẫn chưa có hồi kết./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24