Vẫn nhức nhối nạn hàng giả, hàng nhái
Dán tem điện tử thuốc lá và rượu: Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái Vì sao hàng giả, hàng nhái vẫn còn đất sống? Hàng giả, hàng nhái: Căn bệnh trầm kha |
Trong nhiều năm qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành tấn công mạnh mẽ vào các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm kinh doanh hàng giả, hàng nhái nổi cộm, tuy nhiên vẫn chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng này.
Thực tế cho thấy, khi các kênh tiêu thụ truyền thống bị lực lượng chức năng “sờ gáy” thì các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái lại tìm cách thay đổi hình thức kinh doanh, đưa hàng lên tiêu thụ tại các sàn thương mại điện tử. Thậm chí, các đối tượng vi phạm còn thuê các địa điểm khuất tầm kiểm tra của lực lượng chức năng để “hoạt động”.
![]() |
Lực lượng chức năng thu giữ hàng nghìn sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Mới đây nhất, vào ngày 9/7, Đội quản lý thị trường số 14 đã phối hợp cùng Công an thành phố Hà Nội đột kích, kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử tại địa chỉ số 33, ngõ 12, Thạch Cầu, quận Long Biên. Tại đây, lực lượng chức năng thu giữ 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử các loại, đang được bày bán tại cửa hàng.
Theo thống kê, toàn bộ số hàng bị kiểm tra chủ yếu là sản phẩm thuốc lá điện tử Fizzy Max Pod Disposable 2.000 nhiều màu, tương ứng với các mùi hương khác nhau được đóng trong các thùng carton. Được biết, mỗi sản phẩm Fizzy Max Pod Disposable 2.000 được bán với giá từ 200.000-300.000 đồng/sản phẩm. Làm việc với lực lượng chức năng, chủ cơ sở không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan.
Chủ cơ sở khai nhận, toàn bộ số hàng này được nhập từ nước ngoài về chủ yếu là để bán qua hình thức online. Ước tính trị giá số hàng hóa thu giữ lên đến hơn 1,5 tỷ đồng… Theo ông Lê Việt Phương - Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường Hà Nội, số lượng hàng hóa trên đều là hàng do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đáng chú ý, chủ cơ sở không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, mà tự mở cửa hàng, kinh doanh.
Trước đó, tối 30/6, lực lượng chức năng chủ công là Đội Quản lý thị trường số 9, đã đột kích, bắt giữ kho hàng cực lớn các loại nước hoa, mỹ phẩm của nhiều thương hiệu nổi tiếng tại địa chỉ 76 An Dương (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội). Kiểm đếm thực tế tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 11.821 sản phẩm nước hoa, kem dưỡng da, đắp mặt, xịt mùi cơ thể, nước tẩy trang các loại có nhãn hiệu do nước ngoài sản xuất chủ yếu là Dior, Chanel, Gucci, Valentino, Louis Vuitton....
Toàn bộ các mặt hàng này đều không có giấy tờ nhập khẩu vào thời điểm kiểm tra. Theo ông Nguyễn Thế Sơn, Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 9, trước đó, qua nắm bắt thị trường, đội đã xác định một cửa hàng nhỏ, trưng bày và bán mỹ phẩm, nước hoa với các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại An Dương, quận Tây Hồ.
Tuy nhiên, nhận thấy đây chưa phải là địa điểm duy nhất kinh doanh, trao đổi, mua bán, Đội Quản lý thị trường số 9 đã tiếp tục trinh sát và phát hiện kho chứa trữ hàng hóa nằm trong khuôn viên công ty xây dựng Hà Nội. “Kho hàng tính bằng tấn bởi số lượng rất nhiều. Cán bộ Quản lý thị trường đã phải kiểm đếm từ đêm đến 5h hôm sau mới xong. Ngoài ra, kho hàng cũng được nguỵ trang rất kỹ, thậm chí gắn camera theo dõi. Bên trong có hàng tấn nước hoa các loại được sản xuất theo quy trình công nghiệp” - ông Sơn cho hay…
Nhìn từ những vụ việc này cho thấy, để kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả thị trường, ngăn chặn các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử, cần có sự đổi mới trong phương thức quản lý, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành để kiểm soát cả thị trường tiêu thụ và “đầu vào” của hàng hóa vi phạm. Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách và có chế tài xử phạt đủ sức răn đe, qua đó vừa góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, vừa thúc đẩy thị trường phát triển bền vững, đồng thời tránh thất thu thuế cho Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu
Tin khác

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ
Tiêu dùng 21/07/2025 13:01

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng
Tiêu dùng 19/07/2025 10:14

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế
Tiêu dùng 17/07/2025 14:12

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 17/07/2025 12:33

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh
Tiêu dùng 16/07/2025 18:23

Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi
Tiêu dùng 15/07/2025 19:15

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang
Tiêu dùng 12/07/2025 16:38

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái
Tiêu dùng 09/07/2025 06:12

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
Tiêu dùng 06/07/2025 17:12

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025
Tiêu dùng 03/07/2025 17:12