--> -->

Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm

Cứ vào tháng 8 - 10 Âm lịch hàng năm, người dân ven sông La, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đêm đến lại đi soi đèn, giăng lưới ở bờ ruộng để bắt rươi, thu về cả chục triệu đồng mỗi đêm.
Nông dân thu lợi nhuận cao từ mô hình trồng lúa "hai trong một"

Phóng viên đã tìm về các xã ven sông La như: Yên Hồ, Quang Vĩnh, Liên Minh, Bùi La Nhân (huyện Đức Thọ) khoảng từ 17h chiều ngày hôm trước đến rạng ngày hôm sau để ghi lại cảnh nhộn nhịp người dân đi bắt rươi.

Tại đây chúng tôi ghi nhận, có nhiều cách để bắt rươi, như dùng vợt, dùng rớ, cũng có người xẻ bờ ruộng tạo thành những khe nước chảy rồi giăng mành rộng như hình phễu để chắn, bắt rươi dồn về.

Ông Trần Đình Hải, 55 tuổi ở xã Quang Vinh cho biết: "Gia đình tôi có 5 sào ruộng rươi, tính từ tháng 8 đến nay cũng thu hoạch được gần 5 yến rươi, thu về khoảng vài chục triệu đồng. Như năm nay rươi được giá, bán ra thị trường giá từ 350 - 500 nghìn đồng/kg".

Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Khoảng 18h30 phút, người dân ra cánh đồng soi đèn chờ rươi nổi lên mặt nước

"Thu hoạch rươi theo từng cơn nước, mỗi tháng có khoảng 3 - 5 ngày. Nếu may mắn, trong một đêm, mỗi gia đình có thể bắt được 10-20kg rươi, thu về khoảng 5-10 triệu đồng", ông Hải cho biết thêm.

Chị Phạm Thị Yến (47 tuổi, trú tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ) cho biết: cánh đồng này ngoài thu hoạch rươi, mỗi năm chúng tôi còn làm thêm một vụ lúa, khoảng tháng 4 thì chúng tôi đã thu hoạch, sau đó thì bón phân chuồng xuống ruộng để nuôi rươi. Đến khoảng tháng 8 bắt đầu có rươi rồi, nhưng nhiều nhất là vào tháng 9, tháng 10 Âm lịch.

"Rươi năm nay so với những năm trước có phần ít hơn. Tối qua, tôi bắt được khoảng một yến rươi, bán cũng được gần 5 triệu đồng. Nhưng có nhiều gia đình bắt được 2 đến 3 yến mỗi đêm, thu nhập cả chục triệu đồng", chị Yến cho biết.

Theo ông Lương Văn Đức, người dân địa phương có trên 6 sào ruộng rươi cho biết: "Thời điểm rươi chui từ đất lên nhiều nhất là từ 19h-21h. Đây là loại rươi tự nhiên, sống ở môi trường nước ngọt. Thu nhập từ rươi rất cao, mỗi sào ruộng có thể thu hoạch từ 20-30kg rươi, thời điểm cao nhất có giá từ 600-700 nghìn đồng/kg".

Rươi là loại thực phẩm bổ dưỡng vì chứa nhiều đạm và các loại muối khoáng như canxi, sắt, kẽm... Rươi có thể chế biến thành các món ăn ngon như chả rươi, rươi đúc trứng, rươi xào măng...

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại huyện Đức Thọ.

Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Khoảng 18h người dân mang theo dụng cụ ra cánh đồng rươi
Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Sau khi giăng lưới, người dân chờ rươi nổi mới bắt đầu cống
Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Người dân chia nhau ra đứng các điểm bờ ruộng chờ rươi nổi để vớt
Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Rươi nổi lên mặt nước từ khoảng 19h đến 21h, tùy theo cơn nước và theo ngày
Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Rươi nổi, người dân dùng vợt hoặc dùng rổ nhựa loại dày để vớt
Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Số rươi được vợt lên sẽ có thương lái đến tận nơi mua
Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Rươi vớt lên sẽ được người dân làm sạch như, nhặt các lá cây, cỏ, rác...
Hà Tĩnh: Người dân đi vớt rươi, thu nhập lên đến chục triệu đồng mỗi đêm
Rươi được bán ra thị trường từ 350 - 500 nghìn đồng/kg.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Từ ngày 1/7, công chức tự nguyện xin thôi việc trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Ngày đầu phân làn đường Võ Chí Công: Giao thông thuận lợi

Ngày đầu phân làn đường Võ Chí Công: Giao thông thuận lợi

Ngày 9/7, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức điều chỉnh giao thông, triển khai phương án phân làn cho các phương tiện trên tuyến đường Võ Chí Công. Đáng chú ý, người dân tham gia giao thông trong ngày đầu đã chấp hành khá tốt quy định mới. Nhiều lái xe bày tỏ sự đồng tình, cho rằng việc phân làn rõ ràng giúp hạn chế xung đột giao thông, giảm nguy cơ va chạm và tạo sự văn minh, an toàn hơn khi di chuyển.
Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có văn bản thống nhất cho Hà Nội thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội.
Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của pháp luật, chỉ đạo sở nội vụ, chủ tịch UBND các xã, phường, đặc khu thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Tập đoàn Đèo Cả muốn làm tuyến metro số 2

Tập đoàn Đèo Cả muốn làm tuyến metro số 2

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản số 827 đề xuất với Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) được tham gia làm tuyến metr số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão

Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão

Thời điểm này, Hà Nội đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, các đơn vị chức năng trên địa bàn Thành phố đã chủ động triển khai nhiều giải pháp từ sớm. Trong đó, công tác kiểm tra, rà soát hệ thống thoát nước, nạo vét cống rãnh, gia cố công trình trọng yếu, cắt tỉa cây xanh nguy hiểm… đang được tập trung thực hiện.
Khởi tố 3 vụ án hình sự về vi phạm an toàn thực phẩm liên quan đến tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh

Khởi tố 3 vụ án hình sự về vi phạm an toàn thực phẩm liên quan đến tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh

Ngày 2 và 3/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự 4 đối tượng đối với Lê Văn Tươi và Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm, Dư Đình Hợi. Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Phòng 3 - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trong quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện các tài liệu, chứng cứ có liên quan.

Tin khác

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Chiều 8/7, thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới giải pháp quản lý an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội. Nhiều đại biểu cho rằng cuộc chiến này cần được tiếp cận như một cuộc chiến pháp lý và đạo đức, trong đó có những kiến nghị quyết liệt như hình sự hóa hành vi vi phạm nghiêm trọng, truy xuất nguồn gốc bắt buộc và gắn trách nhiệm đến từng mã định danh cá nhân...
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng nhiệt độ rõ rệt tại Hà Nội, với nền nhiệt trung bình tăng từ 2 đến 6°C so với tháng 5. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm nắng nóng đầu và giữa tháng 6 nhiệt độ ngoài trời lên tới 41°C, mức nhiệt cảm nhận thực tế thậm chí đạt 52°C.
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó. Thế nhưng, đâu đó tại một số chợ dân sinh, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức các cơ quan chức năng. Phải chăng lực lượng Quản lý thị trường đang “ưu ái” những địa điểm này?.
Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Việc phân cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp, nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả quản lý ở cơ sở. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đại diện Bộ Công Thương đề cập tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước sáng 27/6.
Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Ngày 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Tạo cơ hội để người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn sản phẩm Việt

Sau thời gian dài triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho thấy, đây không chỉ là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp người tiêu dùng Thủ đô tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm Việt. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, và là động lực giúp Hà Nội phát triển kinh tế nội lực, phát triển một cách bền vững.
Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Trong những năm gần đây, áo điều hòa đã trở thành sản phẩm được nhiều người lao động ngoài trời quan tâm và tìm mua, đặc biệt vào những đợt nắng nóng cao điểm. Với công dụng làm mát cơ thể, chiếc áo này được quảng cáo là giải pháp tối ưu cho công nhân xây dựng, shipper, người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, thị trường hiện nay đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Tại Hội thảo chủ đề “Thanh toán không tiền mặt - Động lực tăng trưởng kinh tế số” diễn ra vào ngày 14/6, Visa đã chia sẻ những ứng dụng thành công của các nước, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn trong lĩnh vực thanh toán Chính phủ, cho các đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động