Hà Nội thúc đẩy nhanh chuyển đổi số
Hà Nội: 90.000 doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập sẽ được hỗ trợ chuyển đổi số Doanh nghiệp Thủ đô kích hoạt chuyển đổi số Rạng Đông lập được mặt bằng tăng trưởng mới nhờ chuyển đổi số |
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội”.
Tại Hội thảo, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ cho biết, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về chuyển đổi số, Hà Nội đã nhanh chóng xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tiếp cận với các nền tảng chuyển đổi số, từ đó có kế hoạch phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Gần đây nhất, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3501/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội” và Quyết định số 3457/QĐ-UBND về “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Tiến Sỹ phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: M.A) |
Riêng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội (HBI-IT) đến nay đã ươm tạo thành công 3 khóa với 24 dự án khởi nghiệp đủ năng lực phát triển trở thành doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp không chỉ đầu tư mua sắm ứng dụng các thiết bị/công nghệ số mà quan trọng hơn là phải đổi mới tư duy, đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng, CEO của Công ty cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam (Vinades), đại dịch Covid-19 vừa qua nhiều doanh nghiệp đã tiến hành chuyển đổi số, thúc đẩy phương án làm việc từ xa. Mặc dù, tiết kiệm được chi phí, thời gian, tăng cơ hội tuyển dụng nhân sự ở các địa bàn khác, tuy nhiên doanh nghiệp lại khó quản lý nhân viên, hoạt động giao tiếp và trao đổi kém hiệu quả dẫn đến năng suất lao động không cao. Với mô hình 5 cấp độ làm việc từ xa mà Vinades ứng dụng thời gian qua đã cho thấy một văn hóa làm việc hiệu quả hơn bất kỳ hình thức làm việc tại công ty nào từng đạt được, điều quan trọng là doanh nghiệp cần thích ứng với các công cụ mới…
Cũng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy nhanh chuyển đổi số, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hanh kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025”. Trong đó nêu rõ sẽ thực hiện hỗ trợ chuyển đổi số cho 90.000 doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập…
Theo kế hoạch này, ngoài việc hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, thành phố cũng đặt hỗ trợ các gói chuyển đổi số. Với gói “Bắt đầu chuyển đổi số” với mức hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa; tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số, nhưng không quá 20 triệu đồng/năm với doanh nghiệp siêu nhỏ, không quá 50 triệu đồng/năm với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/năm với doanh nghiệp vừa.
Thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng
Không chỉ trong các doanh nghiệp, hệ thống chính quyền của Hà Nội cũng đang đẩy nhanh việc chuyển đổi số. Điển hình, mới đây, UBND huyện Đan Phượng vừa chỉ đạo triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các xã, thị trấn.
Trao đổi với phóng viên, bà Đào Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, Tổ công nghệ số cộng đồng được triển khai nhằm thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống, giúp người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
Bà Đào Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng phát biểu tại buổi triển khai tổ công nghệ số cộng đồng. (Ảnh: Đ.V) |
Theo bà Hồng, thực hiện việc chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm sẽ làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho rằng, Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ huyện đến xã, thị trấn, thôn, cụm dân cư, tổ dân phố.
Tổ công nghệ số cộng đồng do UBND cấp xã quyết định thành lập. Mỗi xã, thị trấn, thôn, cụm dân cư, tổ dân phố thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân.
Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ thực hiện thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong thôn, cụm dân cư, tổ dân phố.
Tuyên truyền về chính quyền số, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số được đánh giá và lựa chọn.
Đồng thời tuyên truyền về kinh tế số, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử, mở tài khoản thanh toán điện tử.
Hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm và quan trọng nhất là cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng cho khách hàng.
Hướng dẫn ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó là tuyên truyền về xã hội số, hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch... thông qua các nền tảng số...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu
Xã hội 18/01/2025 10:17
Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI
Xã hội 15/01/2025 14:58
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả chuyển đổi số
Chuyển đổi số 07/01/2025 11:47
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI
Xã hội 03/01/2025 13:20
Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số 31/12/2024 08:13
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ
Xã hội 27/12/2024 14:15
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Chuyển đổi số 12/12/2024 13:59
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi
Chuyển đổi số 08/12/2024 13:35
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh
Xã hội 05/12/2024 16:25