-->

Hà Nội: Sở Nội vụ và quận Long Biên dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2024

Sở Nội vụ và quận Long Biên có chỉ số cải cách hành chính năm 2024 cao nhất trong các sở, ngành, quận, huyện của Hà Nội với các chỉ số lần lượt là 95,77% và 95,39%.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính Quận Bắc Từ Liêm phấn đấu nằm trong top đầu của Thành phố về chuyển đổi số

Chiều 27/2, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 đối với các sở, cơ quan tương đương sở; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã.

Kết quả Chỉ số CCHC ngày càng đi vào thực chất

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, chỉ số CCHC năm 2024 được đánh giá theo 3 khối cơ quan, đơn vị: Khối 23 sở, cơ quan tương đương sở và 30 UBND quận, huyện, thị xã (được xác định trên 8 lĩnh vực và 1 nội dung điểm thưởng, điểm trừ với 70 điểm đánh giá và 30 điểm điều tra xã hội học).

Khối các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố được xác định trên 7 lĩnh vực đối với các cơ quan: Kho bạc, Thuế, Hải quan và 6 lĩnh vực đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố với điểm đánh giá là 40 và 20 điểm điều tra xã hội học.

Hà Nội: Sở Nội vụ và quận Long Biên dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2024
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh báo cáo tại hội nghị.

Khối các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố được xác định trên 8 lĩnh vực và 1 nội dung điểm thưởng, điểm trừ với 70 điểm đánh giá và 30 điểm điều tra xã hội học.

Về kết quả Chỉ số CCHC năm 2024 của các sở, cơ quan tương tương sở, dẫn đầu là Sở Nội vụ, đạt 95,77%; đứng thứ hai là Văn phòng UBND Thành phố, đạt 95,15%; tiếp theo lần lượt là Sở Tài chính, đạt 93,15%, Sở Xây dựng đạt 90,57%, Sở Y tế đạt 90,27…; đứng cuối bảng là Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, đạt 56,82%.

Về kết quả Chỉ số CCHC năm 2024 của UBND các quận, huyện, thị xã, dẫn đầu là quận Long Biên, đạt 95,39%; đứng thứ hai là quận Đống Đa, đạt 95,17%; tiếp theo lần lượt là các quận: Bắc Từ Liêm, đạt 94,66%; Nam Từ Liêm, đạt 94,24%; Hoàn Kiếm, đạt 94%...; đứng cuối bảng là thị xã Sơn Tây, đạt 90,5%.

Về kết quả Chỉ số CCHC năm 2024 của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, dẫn đầu là Cục Thuế thành phố Hà Nội, đạt 91,52%; tiếp theo là các cơ quan: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, đạt 90,51%; Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội, đạt 89,40%; Cục Hải quan thành phố Hà Nội, đạt 80,28%.

Hà Nội: Sở Nội vụ và quận Long Biên dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Về kết quả Chỉ số CCHC năm 2024 của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội, dẫn đầu là Báo Kinh tế và Đô thị, đạt 88,8%; đứng cuối bảng là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, đạt 65,51%.

“Với việc tổ chức triển khai kế hoạch một cách khoa học, chặt chẽ, cùng với tinh thần trách nhiệm của người dân, xã hội đối với công cuộc CCHC ngày một cao, kết quả Chỉ số CCHC ngày càng đi vào thực chất, khách quan, công bằng, trở thành một công cụ quan trọng trong đánh giá kết quả công tác CCHC, là nguồn thông tin quan trọng giúp các cơ quan, đơn vị nhận biết được những mặt mạnh, mặt yếu của mình trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC, từ đó có những phương án, chính sách chỉ đạo, điều hành phù hợp hơn trong các năm tiếp theo”, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh thông tin.

Nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác CCHC

Đây là năm đầu tiên, Hà Nội triển khai đánh giá kết quả Chỉ số CCHC đối với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố.

Bộ chỉ số CCHC giai đoạn 2024 - 2030 được xây dựng trên cơ sở đánh giá các tiêu chí theo hướng lượng hóa, sát thực chất hơn, tập trung đánh giá kết quả đầu ra, thay đổi phương thức đánh giá từ 1 năm/lần sang thực hiện đánh giá 2 lần/năm và bổ sung đối tượng đánh giá đối với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố.

Đồng thời, Bộ chỉ số đã đưa vào đánh giá các nội dung mang tính đặc thù, nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội, đưa các nội dung điểm thưởng, điểm trừ trong đánh giá công tác CCHC.

Hà Nội: Sở Nội vụ và quận Long Biên dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2024
Hội nghị công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức.

Qua kết quả đánh giá cho thấy, đối với khối sở và khối huyện, nhiều trục nội dung có sự cải thiện về kết quả so với năm 2023.

Cụ thể, khối sở có 5/8 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2023, gồm: Cải cách thể chế (tăng 6,25%); cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" (tăng 0,58%); cải cách tổ chức bộ máy (tăng 2,59%); cải cách chế độ công vụ (tăng 2,55%); xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số (tăng 3,85%).

Khối huyện: có 7/8 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2023, gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC (tăng 3,68%); cải cách thể chế (tăng 7,46%); cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" (tăng 0,83%); cải cách tổ chức bộ máy (tăng 3,37%); cải cách chế độ công vụ (tăng 1,42%); cải cách tài chính công (tăng 2,2%); xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số (tăng 3,81%).

Đáng chú ý, nhiều cơ quan, đơn vị có sự cải thiện điểm số so với năm 2023. Khối sở có 6/22 đơn vị có Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2023; trong đó, Thanh tra thành phố là đơn vị có giá trị điểm số tăng cao nhất với 23,64%...

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông nêu rõ, việc triển khai xác định chỉ số CCHC năm 2024 cơ bản đã thực hiện theo đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng và tiến độ thời gian. Năm 2024, Thành phố có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác CCHC, chuyển đổi số.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông, trách nhiệm để cơ quan, địa phương, đơn vị còn tồn tại yếu kém, khuyết điểm liên quan đến một số nội dung phản ánh qua kết quả Chỉ số CCHC của các sở, cơ quan tương đương sở, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị. Đồng chí đề nghị các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế.

“Để công tác CCHC ngày càng thực chất, hiệu quả trong thời gian tới, tôi đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xác định CCHC là nhiệm vụ quan trọng, tập trung triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số CCHC của đơn vị”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh.

Dịp này, UBND Thành phố quyết định tặng Bằng khen cho 13 tập thể có thành tích trong phong trào thi đua “Đẩy mạnh CCHC” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Lan tỏa phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty Cổ phần Trường quốc tế Sao Mai (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) đã thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành Giáo dục và Đào tạo, tổ chức Công đoàn phát động. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đoàn viên, người lao động là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Công khai tên 28 tỉnh, 6 thành phố là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân

Công khai tên 28 tỉnh, 6 thành phố là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm chính trị- hành chính của các tỉnh, thành là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân.
Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vũ Chí Toàn (SN 1968, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và các đối tượng có liên quan cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án hình sự, xảy ra ở Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

Vừa qua, tại Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tập thể LĐLĐ huyện Thạch Thất và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch LĐLĐ huyện, vinh dự được nhận Bằng khen vì có thành tích trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2024.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.

Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nghiêm cấm tình trạng chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu khi sắp xếp bộ máy.
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi.
Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí vừa được ra mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 9/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí tháng 4/2025. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy chủ trì hội nghị.
Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Với mục tiêu hướng tới trở thành trung tâm sáng tạo và giao thoa văn hóa khu vực, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) đang lấy ý kiến nhân dân, được xem là một bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của Thành phố.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô

Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô. Địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Ngày 3/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố chủ trì phiên họp lần thứ 7 của Tổ công tác.
Xem thêm
Phiên bản di động