--> -->

Hà Nội luôn giữ vai trò tiên phong trong các công cuộc đổi mới

Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ khẳng định: Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu. Chuyển đổi số không chỉ là một lựa chọn mà là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hà Nội với vai trò là thủ đô của cả nước, luôn giữ vai trò tiên phong trong các công cuộc đổi mới, cũng là nơi đi đầu trong triển khai các mô hình chính quyền điện tử, chính quyền số.
Hà Nội: 4 đơn vị cam kết tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Khai trương các ứng dụng chuyển đổi số của Thành ủy Hà Nội Hà Nội: 4 đơn vị ký giao ước thi đua về chuyển đổi số

Tại hội nghị công bố quyết định ban hành danh mục các ứng dụng chuyển đổi số dùng chung 3 cấp trong các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Hà Nội, sáng 3/3, Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm chia sẻ, triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc gia, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 204-QĐ/TW ngày 29/11/2024 phê duyệt Đề án chuyển đối số trong các cơ quan Đảng; Quyết định số 205-QĐ/TW ngày 26/12/2024 ban hành kiến trúc chuyển đổi số thống nhất trong các cơ quan, phiên bản 2.0.

Hà Nội luôn giữ vai trò tiên phong trong các công cuộc đổi mới
Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm phát biểu tại hội nghị.

Theo Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm, Hà Nội với vai trò là thủ đô của cả nước, luôn giữ vai trò tiên phong trong các công cuộc đổi mới, cũng là nơi đi đầu trong triển khai các mô hình chính quyền điện tử, chính quyền số.

Đặc biệt, thời gian qua, Hà Nội đã làm rất tốt về thực hiện cải cách hành chính trong triển khai Đề án 06, là một trong các hình mẫu nghiên cứu và làm theo.

“Việc khai trương các các ứng dụng chuyển đổi số của Thành ủy hôm nay là minh chứng rõ ràng cho sự quyết tâm của Đảng bộ Thành phố trong việc thúc đẩy chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên số”, Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm khẳng định.

Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cho rằng, những ứng dụng này không chỉ giúp kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của Thành phố, mà còn nâng cao hiệu quả công tác điều hành, tạo sự minh bạch và công khai trong quản lý, cải thiện chất lượng phục vụ người dân.

Đặc biệt, với việc sử dụng các nền tảng số chung cho khối Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Hà Nội sẽ tạo ra một hệ thống đồng bộ, thông suốt, giúp tối ưu hóa việc quản lý, điều hành và phục vụ.

Theo Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm, việc ứng dụng công nghệ số không chỉ đơn giản là triển khai các phần mềm, ứng dụng mà còn là một cuộc cách mạng trong tư duy, phương thức làm việc và cải cách hành chính.

“Với những thách thức đặt ra, chúng ta phải thay đổi từ bên trong, bắt đầu từ chính các cơ quan, tổ chức, từ mỗi cán bộ, đảng viên. Điều này, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường đào tạo nhân lực có khả năng ứng dụng công nghệ số, đồng thời, xây dựng một văn hóa số mạnh mẽ trong các cơ quan Nhà nước”, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ nhấn mạnh.

Hà Nội luôn giữ vai trò tiên phong trong các công cuộc đổi mới
Quang cảnh hội nghị.

Để các ứng dụng chuyển đổi số của Thành ủy Hà Nội dùng chung cho khối đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố trở thành hoạt động thường xuyên của mọi cán bộ, đảng viên, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc và cải cách hành chính trong Đảng, đồng chí…, Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ cho rằng cần quan tâm nghiên cứu, triển khai một số nội dung trọng tâm.

Cụ thể là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong chuyển đổi số. Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chương trình chuyển đổi số quốc gia; tập trung thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chiến lược; đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức của các cấp ủy đảng và đảng viên về nội dung, yêu cầu, tầm quan trọng của chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng tại cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số, lấy người dân là trung tâm, là mục tiêu và là động lực của chuyển đổi số; tạo sự chuyển biến trong hành động của cấp ủy đảng và từng đảng viên để đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số; có kế hoạch phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số; rà soát, nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển nguồn nhân lực chuyển đối số trong từng ngành, từng lĩnh vực, nhất là cdans bộ cấp cơ sở.

Cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu về chuyển đổi số để tham mưu, tổ chức thực hiện. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên cần nghiên cứu và quán triệt bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Học tập suốt đời” để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.

Tin khác

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động