-->

Hà Nội làm văn hóa theo phương châm "lấy xây để chống"

Hà Nội đang duy trì tốt nghệ thuật truyền thống, đồng thời đón nhận nghệ thuật văn hóa của quốc tế, của các địa phương theo đúng nghĩa Hà Nội là nơi chắt lọc và lan tỏa các nền văn hóa.
ha noi lam van hoa theo phuong cham lay xay de chong “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”
ha noi lam van hoa theo phuong cham lay xay de chong Khai mạc triển lãm “Campuchia-Vương quốc văn hóa” tại Hà Nội

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh luôn là một nội dung quan trọng của ngành văn hóa TP. Hà Nội. Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, vì vậy, đây là nội dung luôn cần thiết trước mắt và lâu dài.

ha noi lam van hoa theo phuong cham lay xay de chong
Nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế được mời đến biểu diễn tại tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm, Hà Nội.

“Tinh thần của Hà Nội là chắt lọc và lan tỏa các giá trị văn hóa nên chúng tôi xác định đây là nội dung rất quan trọng. “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” - là nội dung rất khó khăn, lo lắng, trăn trở của những người làm văn hóa, để làm sao có thể giữ được thương hiệu này”, ông Động nói.

Để giải quyết được vấn đề này, mặc dù trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn và cũng phải rất kiên trì nhưng ngành văn hóa đã bước đầu có chuyển biến. Năm 2017, Hà Nội đã ban hành được 2 Bộ quy tắc ứng xử: "Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng” và “Bộ quy tắc ứng xử cơ quan, đơn vị hành chính TP. Hà Nội”.

Sau một năm tổ chức thực hiện 2 Bộ quy tắc ứng xử đã trở thành những đợt học tập chính trị rất sôi nổi của Hà Nội. Ở tất cả các cấp, ngành, quận, huyện, xã, phường đều triển khai 2 Bộ quy tắc ứng xử này. Đặc biệt, Bộ quy tắc ứng xử của công chức, viên chức khi vào trong thực tiễn đã có hiệu quả tốt hơn, sớm hơn Bộ quy tắc ứng xử ở nơi công cộng.

Tuy vậy, ông Động cũng thẳng thắn thừa nhận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa tạo được sự thay đổi rõ nét mà dư luận và nhân dân còn đang mong chờ.

Chúng ta vẫn đang bắt gặp ở Hà Nội lối sống ích kỷ, thực dụng, vô cảm, thiếu văn hóa và chấp hành pháp luật không nghiêm, chưa tạo ra được nét riêng biệt của người Hà Nội. Đó những việc khiến những người làm văn hóa của Hà Nội phải trăn trở, còn phải tiếp tục tạo được chuyển biến trong thời gian tới.

“Để thực hiện được việc này, Hà Nội xác định để tạo được nếp sống văn hóa cần có thời gian lâu dài, kiên trì, vì vậy chúng tôi tập trung vào giáo dục con người được quan tâm từ nhỏ và được giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Năm nay, Hà Nội sẽ mời tất cả các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa đến nói chuyện rất cụ thể, dễ hiểu bằng những câu chuyện đơn giản hàng ngày để cho mọi quần chúng nhân dân được tiếp cận với những người làm văn hóa kinh nghiệm đến nói chuyện. Chúng tôi xác định rằng phải thực hiện kiên trì, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi người, mọi cấp và mọi cơ quan”, ông Động chia sẻ.

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho biết sắp tới, Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường và duy trì tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật hơn nhằm tăng cường “lấy xây để chống”. Hà Nội liên tục đưa các chương trình tầm cỡ quốc gia về Hà Nội. “Chúng tôi mời tất cả các tỉnh, thành phố đưa đoàn nghệ thuật về biểu diễn cho đông đảo công chúng Hà Nội tại phố đi bộ Hồ Gươm. Tới đây, Thành phố cũng sẽ đưa nhiều chương trình nghệ thuật quốc tế về Hà Nội như tổ chức hòa nhạc London, lễ hội hoa Anh đào”, ông Tô Văn Động nói.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đang xây dựng những lễ hội đặc trưng. Ví dụ như năm 2018, Hà Nội sẽ khởi động cho lễ hội âm thanh ánh sáng vào giao thừa Tết nguyên đán, lễ hội âm nhạc mùa thu vào mùa thu, lễ hội ẩm thực Hà Nội với 81 món ăn đặc sản của Hà Nội đã được kiểm kê, đánh giá, bảo tồn và phát triển. Các chương trình văn hóa, nghệ thuật của Hà Nội được tổ chức thường xuyên tại phố đi bộ. Hàng tuần, mỗi buổi tối ở phố đi bộ Hà Nội đều tổ chức 7 chương trình nghệ thuật truyền thống và nhiều chương trình của quốc tế.

Về duy trì cảnh quan của Thủ đô, ông Động cho hay, trên nhiều tuyến phố Thủ đô còn tình trạng doanh nghiệp dựng biển quảng cáo sai vị trí được quy hoạch, nội dung không phù hợp, tiếng nước ngoài quá nhiều, thậm chí có nhiều phố biển hiệu toàn tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc, nhiều phố có biển hiệu karaoke sai quy định, việc làm biển mất an toàn gây ra một số vụ cháy.

"Hà Nội đã xây dựng quy định về quảng cáo khá đầy đủ và có quy hoạch từ năm 2012. Nhưng lực lượng thanh kiểm tra xử lý vi phạm của các quận huyện chưa kiên quyết và do lợi ích quảng cáo lớn nên doanh nghiệp cố tình vi phạm", ông Động nói.

Theo ông Động, Hà Nội hiện có 1.500 biển quảng cáo lớn, 113.000 biển hiệu nhỏ mặt tiền. Thanh tra văn hóa đã xử lý gần 200 biển sai phạm năm 2017, dỡ bỏ toàn bộ. Năm 2018, ngành văn hóa sẽ tập trung xử lý quyết liệt các biển quảng cáo và biển hiệu sai quy định, đặc biệt Hà Nội chọn ra các doanh nghiệp có nhiều biển hiệu để tập trung xử lý trước... Hà Nội cũng xử lý chủ cho thuê đất bằng các xử lý khác nhau, xử lý dần và xử lý quyết liệt để làm sao lập lại được trật tự cho lĩnh vực quảng cáo, gây mất mỹ quan cho thành phố.

Theo Nhật Nam/ baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo ngày 25/1, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; sau có mưa vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3.
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ

Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Man City vs Chelsea trong khuôn khổ vòng 23 giải Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 0h30 ngày 26/1. Chelsea sẽ hành quân đến Etihad làm khách trước Man City với nhiệm vụ bảo toàn vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Bởi lẽ, khoảng cách giữa 2 đội lúc này chỉ là 2 điểm và một trận thua sẽ khiến "The Blues" bị văng ra khỏi top 4.
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (ngày 25/1/2025, tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Nhà điều hành Khu Công nghiệp Thăng Long, Chương trình “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2025” của tổ chức Công đoàn Thủ đô đã chính thức khởi động với hàng chục chuyến xe đưa 1.200 công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về quê đón Tết.
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động