--> -->

Hà Nội: Khai trương thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Phú Xuyên và Sóc Sơn

Tiếp tục phát triển các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong hai ngày (2 - 3/12), Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Phú Xuyên và UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) mở thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 2 địa phương này.
Kết nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa Đánh giá, phân hạng 46 sản phẩm OCOP Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại quận Bắc Từ Liêm

Tại huyện Sóc Sơn, Điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP nằm tại Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Bắc Sơn (xã Bắc Sơn). Tại đây, có sự góp mặt nhiều sản phẩm OCOP 4 sao và 3 sao của các chủ thể trên địa bàn như: Sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân, rau hữu cơ Trung Giã, nấm công nghệ cao KMS Minh Phú, nấm Tâm An Minh Trí, măng tây, dưa lưới Minh Trí, bánh chưng xanh Hải Yến 20, chuối tiêu hồng Nam Sơn, bưởi sạch Phú Cường, đu đủ Nam Sơn, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Trái tim Hồng, nhóm sản phẩm chè an toàn Bắc Sơn, trà thảo dược Tâm Ngọc…

Hà Nội: Khai trương thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Phú Xuyên và Sóc Sơn
Các đồng chí lãnh đạo cắt băng khai trương thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Sóc Sơn sáng ngày 3/12

Chia sẻ tại Lễ khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP diễn ra sáng ngày 3/12, bà Hoàng Thị Hà - Trưởng phòng kinh tế huyện Sóc Sơn cho biết, đến nay, huyện Sóc Sơn đã có 76 sản phẩm được UBND Thành phố công nhận sản phẩm OCOP. Năm 2022, huyện đã thẩm định, trình thành phố công nhận 21 sản phẩm tiềm năng 3 sao, 4 sao. Như vậy, đến hết năm năm 2022, huyện sẽ có 97 sản phẩm OCOP được Thành phố công nhận.

Song song với việc phát triển các sản phẩm OCOP có giá trị, chất lượng cao, nhằm không ngừng quảng bá, phát triển sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trên địa bàn, UBND huyện quan tâm tới việc phát triển các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm. Theo kế hoạch, đến hết năm 2022, huyện thực hiện phát triển 8 điểm giới thiệu, bán hàng OCOP trên địa bàn.

UBND huyện phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai trương điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện tại xã Bắc Sơn nhằm phát triển các điểm bán sản phẩm OCOP, nhận diện thương hiệu, góp phần không ngừng nâng cao vị thế sản phẩm trên thị trường”, bà Hoàng Thị Hà chia sẻ.

Để tiếp tục phát triển các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, bà Hoàng Thị Hà cũng đề nghị Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục hỗ trợ huyện để mở thêm nhiều Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đồng thời, là đầu mối kết nối các sản phẩm OCOP, các sản phẩm tiềm năng OCOP của huyện vào hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích, hệ thống thương mại trên địa bàn.

Đồng thời, đề nghị lãnh đạo các xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn quan tâm, tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm chất lượng trên địa bàn xã. Phấn đấu mỗi xã có từ 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm đến khâu phát triển thương mại, bán hàng sản phẩm nhằm không ngừng phát triển quy mô, vị thế của sản phẩm OCOP.

Hà Nội: Khai trương thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Phú Xuyên và Sóc Sơn
Người tiêu dùng hào hứng khi có thêm điểm mua sản phẩm OCOP tại huyện Phú Xuyên và Sóc Sơn

Trước đó, chiều ngày 2/12, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tổ chức khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Phú Xuyên, có địa chỉ tại Cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Phú Lợi, thôn Thanh Sơn, xã Sơn Hà. Tại Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP xã Sơn Hà có 9 sản phẩm OCOP 4 sao của đơn vị được trưng bày trong không gian Cửa hàng, đây sẽ là địa chỉ tin cậy quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên đến với đối tác, du khách.

Cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Phú Lợi, thôn Thanh Sơn, xã Sơn Hà, cũng là Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP thứ hai được Sở Công Thương Hà Nội và huyện Phú Xuyên khai trương trong năm 2022, nâng tổng số Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện lên con số 5.

Tại lễ khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Phú Xuyên, ông Lê Tiến Xuân - Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên chia sẻ, Phú Xuyên nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Thành phố, được mệnh danh là “đất trăm nghề”, trong đó có 43 làng nghề truyền thống được công nhận, bên cạnh đó huyện hình thành, phát triển nhiều vùng sản xuất chuyên canh sản xuất, chăn nuôi với sản phẩm an toàn, chất lượng, có thương hiệu (như nhãn hiệu tập thể rau cần Khai Thái, măng tây xã Hồng Thái, bưởi xã Bạch Hạ...).

Đồng thời, huyện Phú Xuyên hỗ trợ xây dựng, phát triển 135 sản phẩm OCOP của 38 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất được đánh giá, phân hạng trên cơ sở sản phẩm truyền thống, lợi thế của huyện, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tạo thương hiệu cho sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm của các làng nghề truyền thống (đồ gỗ, da giày, may mặc...).

Hà Nội: Khai trương thêm Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Phú Xuyên và Sóc Sơn
Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Sóc Sơn thu hút đông đảo người tiêu dùng tham gia mua sắm

“Do khó khăn về Covid-19, hoạt động lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Với việc mở Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, giúp lan tỏa, giải quyết được một số vấn đề cơ bản trong lưu thông hàng hóa. Nhưng nơi có Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động hơn, buôn bán, kinh doanh hàng hóa tốt hơn”, ông Lê Tiến Xuân chia sẻ và kỳ vọng với việc mở các Điểm giới thiệu này, hàng hóa của Phú Xuyên sẽ có bước đi dài hơn, sâu hơn, rộng hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Đánh giá về việc mở các Điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại các địa phương, về phía các chủ thể đều cho rằng, việc khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP chỉ là bước khởi đầu. Vấn đề quan trọng sau đó là các chủ thể phải phấn đấu không ngừng cho ra đời nhiều hơn các sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao để có chỗ đứng trên thị trường. Đặc biệt, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cùng làng nghề phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trước chia sẻ của các đơn vị, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị, UBND các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn tiếp tục tích cực vào cuộc, thông tin, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có các địa điểm kinh doanh tham gia mạng lưới Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là phát triển Điểm OCOP tại các làng nghề truyền thống để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến với du khách, đối tác tham quan làng nghề.

Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, Sở Công Thương cùng UBND các quận, huyện phát triển thêm được 17 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 9 quận, huyện, nâng tổng số Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên toàn Thành phố là 67 Điểm. Từ đó góp phần kết nối, đưa sản phẩm OCOP vào phục vụ người tiêu dùng, du khách, giúp người tiêu dùng nhận biết, ưu tiên lựa chọn tiêu thụ, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP của Thủ đô và các tỉnh, thành phố.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Công an phường Từ Liêm, Hà Nội, cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2,5 triệu đồng đối với người phụ nữ lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh trên đường Phạm Hùng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.

Tin khác

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025

Tháng 6/2025 ghi nhận mức tăng nhiệt độ rõ rệt tại Hà Nội, với nền nhiệt trung bình tăng từ 2 đến 6°C so với tháng 5. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm nắng nóng đầu và giữa tháng 6 nhiệt độ ngoài trời lên tới 41°C, mức nhiệt cảm nhận thực tế thậm chí đạt 52°C.
Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triệt xóa nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều kho hàng giả, nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thủ đô, khiến nhiều tiểu thương phải “tạm thời” đóng cửa đối phó. Thế nhưng, đâu đó tại một số chợ dân sinh, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức các cơ quan chức năng. Phải chăng lực lượng Quản lý thị trường đang “ưu ái” những địa điểm này?.
Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số

Việc phân cấp trong lĩnh vực thương mại điện tử là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành. Đồng thời, đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương chủ động hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng môi trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng và kinh doanh đa cấp, nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả quản lý ở cơ sở. Đó là một trong những nội dung quan trọng được đại diện Bộ Công Thương đề cập tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước sáng 27/6.
Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Trưng bày hơn 300 sản phẩm để nhận diện hàng giả, gian lận thương mại

Ngày 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Thị trường áo điều hòa: Cẩn trọng với những chiếc áo giá rẻ kém chất lượng

Trong những năm gần đây, áo điều hòa đã trở thành sản phẩm được nhiều người lao động ngoài trời quan tâm và tìm mua, đặc biệt vào những đợt nắng nóng cao điểm. Với công dụng làm mát cơ thể, chiếc áo này được quảng cáo là giải pháp tối ưu cho công nhân xây dựng, shipper, người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm nhập khẩu chính hãng, thị trường hiện nay đang bị “bủa vây” bởi hàng loạt sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Thúc đẩy thanh toán số tại Việt Nam qua Chương trình Ngày không tiền mặt 2025

Tại Hội thảo chủ đề “Thanh toán không tiền mặt - Động lực tăng trưởng kinh tế số” diễn ra vào ngày 14/6, Visa đã chia sẻ những ứng dụng thành công của các nước, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tiện lợi hơn trong lĩnh vực thanh toán Chính phủ, cho các đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng.
76% người từ 35 tuổi trở lên ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt

76% người từ 35 tuổi trở lên ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt

Khảo sát của Cốc Cốc cho thấy tiền mặt không còn chiếm ưu thế khi có tới 59% người dùng ưu tiên thanh toán không tiền mặt.
“Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

“Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

Dù đã bước vào giai đoạn “cao điểm” kiểm soát thị trường, tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn đang len lỏi, thậm chí tràn lan trên nhiều sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn như Shopee, TikTok Shop hay Lazada. Việc mua bán hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên diễn ra, bất chấp các nỗ lực kiểm tra, xử lý từ cơ quan chức năng và lời hứa siết chặt của các nền tảng. Thực trạng này đặt ra những thách thức lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của các thương hiệu chính hãng.
Xem thêm
Phiên bản di động