Hà Nội: Đua nhau “xẻ thịt” không gian chung
Sân tập thể bị chiếm dụng làm bãi trông xe | |
“Bắt bệnh” lấn chiếm vỉa hè, lòng đường: Đâu là giải pháp khả thi? | |
Báo động tình trạng lấn chiếm trước cổng chùa phố cổ |
Sự kiện người dân đổ xô đến Công viên nước Hồ Tây trong ngày miễn phí, hàng trăm người trèo qua tường rào vào bên trong công viên gây náo loạn, hình ảnh của các ông bố trẻ bế con luồn qua hàng rào bảo vệ mà không hề sợ nguy hiểm để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Bên cạnh đó, cảnh những đứa trẻ xếp hàng dài chờ đến lượt chơi trên một chiếc xích đu hay leo lên chiếc dây trượt Ripley ở Công viên Nghĩa Đô cũng khiến nhiều người chạnh lòng. Một chiếc xích đu dù chỉ là một món đồ chơi phổ biến ở khắp mọi không gian công cộng nhưng với nhiều đứa trẻ Hà Nội, nó đã trở thành món đồ chơi quý hiếm đến mức mỗi đứa chỉ được chơi một lần, trong khoảng vài chục giây đến vài phút, sau đó lại phải xếp hàng chờ đến lượt nếu muốn chơi tiếp.
Hầu hết các khoảng không gian chung đều được tận dụng để làm nơi buôn bán, họp chợ, trông xe… |
Khảo sát một vòng qua các khu tập thể Bách Khoa, Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Tân Mai… chỗ nào, sân chơi chung cũng bị sử dụng vào mục đích riêng. Nhẹ thì bị bao vây bởi xe cộ, lấn chiếm kinh doanh…, thê thảm hơn thì là nơi họp chợ, thu mua phế liệu, bãi trông xe. Lẽ ra, dân cư ở tập trung với mật độ dày, khoảng không gian công cộng là điều kiện thiết yếu để trẻ em vui chơi sau giờ học nhưng những khoảng không này lại trở nên quá hiếm hoi. Sân chung tại các khu tập thể từ lâu đã trở thành đất “vàng” để nhiều hộ dân tầng một chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán. Anh Bùi Thúc Đồng, một người sinh ra và lớn lên tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho biết, trước đây, sân khu tập thể rộng, lũ trẻ con chơi đùa, chạy nhảy thoải mái. Những khoảng không gian trống giữa các khu nhà, gầm cầu thang, hành lang hay bể nước công cộng… cũng là nơi vui đùa lý tưởng. Còn bây giờ, con trai anh chỉ cuối tuần mới được bố mẹ cho đi chơi công viên, còn lại hàng ngày, sau khi đi học về, trò giải trí là xem tivi, chơi trong nhà. “Dù có nhiều khó khăn nhưng hồi đó chúng tôi có cả một tuổi thơ đầy ắp tiếng cười, còn bây giờ muốn cho cháu xuống sân chơi cũng chẳng còn chỗ, người ta tận dụng trông giữ xe, bày bán hàng quán la liệt”, anh Đồng nhấn mạnh.
Sân chung của khu tập thể Bách Khoa cũng trong tình trạng tương tự. Không chỉ lấn chiếm vỉa hè, ngay cả khoảng sân bé cỏn con cũng bị chiếm làm nơi bán hàng ăn, giải khát, quán bia… Cứ mỗi chiều, khách nườm nượp kéo đến ngồi tràn hết một phần sân, lối đi. Còn người già, con trẻ sống trên các tầng của khu tập thể lại mong ngóng, ao ước một khoảng không gian sân chơi rộng rãi. Bà Dung (70 tuổi), ở khu tập thể Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng cho biết, trước đây, khoảng không gian giữa hai tòa nhà rất rộng. Buổi sáng, mọi người vẫn thường ra đó tập thể dục dưỡng sinh, buổi chiều tối trẻ con đá bóng, đạp xe, các cụ ông chơi cờ. Không gian này cũng là nơi để các cư dân giao lưu, chia sẻ những câu chuyện vui buồn. Nhưng vài năm trở lại đây, khoảng không gian này được biến thành các bãi trông giữ xe. Đấu tranh mãi, cuối cùng họ mới đồng ý sắp xếp dãn ra một khoảnh cho các cụ tập thể dục, nhưng sau đó là xe máy ô tô lại đỗ kín.
Nhu cầu có sân chơi tại nơi sinh sống của người dân luôn có, nhưng họ cũng không có biện pháp nào khả dĩ hơn việc phản ánh lên UBND phường, nhưng hoặc không quyết liệt, hoặc cứ dẹp hôm nay, ngày mai các quán cóc lại tiếp tục hoạt động. Trao đổi với phóng viên LĐTĐ, hầu hết lãnh đạo các phường có sân chơi bị chiếm dụng, xuống cấp đều thừa nhận một thực tế khó khăn trong quản lí là lực lượng mỏng, trong khi ý thức của nhiều hộ dân lại kém. Công an phường cùng dân phòng đã tiến hành yêu cầu các hộ kinh doanh kí cam kết không lấn chiếm thế nhưng tình trạng tái phạm vẫn diễn ra khi lực lượng chức năng rút.
Mùa hè đang đến gần, trong khi không gian công cộng ở các khu tập thể bị lấn chiếm gần hết, công viên mới quá tải hoặc có chi phí quá cao, công viên cũ thì nhiều hạng mục đã rỉ sét, đắp chiếu… Hà Nội đang quá thiếu các sân chơi, những sân chơi mà ở đó người già, thanh thiếu niên và trẻ em đều có thể đến chơi hàng ngày. Hiện, có đến 99% trẻ em không có sân chơi, tuổi thơ của con trẻ bị “nhốt” trong 4 bức tường của căn hộ chật chội. Sự bức bối về đời sống tinh thần của người dân Thủ đô bao nhiêu năm qua vẫn chưa được giải quyết.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26