--> -->

​​Hà Nội dự kiến dành hơn 304 nghìn tỷ đồng để đầu tư công trung hạn 5 năm tới

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của toàn thành phố Hà Nội là 304.799,7 tỷ đồng (giảm 272,9 tỷ đồng từ nguồn ODA cấp phát). Trong đó, đầu tư công trung hạn ngân sách cấp Thành phố là hơn 218.962,7 tỷ đồng; cấp huyện là 85.837 tỷ đồng.
Hà Nội xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn 2021 – 2025 Người dân đánh giá cao việc lãnh đạo Thành phố rất quan tâm công tác an sinh xã hội Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải nỗ lực nhiều hơn nữa, quyết liệt hơn nữa

Chiều 22/9, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hà Nội đã xem xét Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Theo Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn trình bày, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của toàn Thành phố Hà Nội là 304.799,7 tỷ đồng (giảm 272,9 tỷ đồng từ nguồn ODA cấp phát). Trong đó, đầu tư công trung hạn ngân sách cấp Thành phố là hơn 218.962,7 tỷ đồng; cấp huyện là 85.837 tỷ đồng.

Về nguyên tắc bố trí vốn và thứ tự ưu tiên, Thành phố xác định thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Nghị định hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương. Đồng thời, phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế, khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, đảm bảo đầu tư không dàn trải, tập trung vào các dự án quan trọng, cần thiết, sớm phát huy hiệu quả; cắt giảm những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

​​Hà Nội dự kiến dành hơn 304 nghìn tỷ đồng để đầu tư công trung hạn 5 năm tới
Các đại biểu tham dự kỳ họp tại điểm cầu HĐND Thành phố

Thành phố tập trung thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo 38 nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy, Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội 5 năm của HĐND Thành phố và 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội. Cụ thể, Chương trình số 03-Ctr/TU của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025 và Chương trình 05-Ctr/TU của Thành ủy về đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, ứng phó với biến đối khí hậu.

Trong đó, Hà Nội thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông; đầu tư, nâng tỷ lệ quỹ đất cho giao thông đô thị khoảng 12-15% diện tích đất đô thị. Cân đối bố trí vốn 5 năm cho lĩnh vực giao thông là hơn 83.337 tỷ đồng để thực hiện 255 dự án. Thành phố cũng dành một khoản kinh phí cho 14 dự án lớn đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.

Phương án phân bổ ưu tiên đầu tư theo đúng định hướng đầu tư ngành giao thông và mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội như các đường Vành đai 2,5, Vành đai 3, Vành đai 3,5, Vành đai 4…; Các cầu lớn qua sông (Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Thượng Cát); Các trục hướng tâm, liên kết vùng (quốc lộ 6, nâng cấp quốc lộ 32, quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 21B, đường nối từ cao tốc Láng - Hòa Lạc với đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình); Các trục chính đô thị thuộc kết cấu hạ tầng khung và các đường tỉnh lộ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch.

Trong lĩnh vực thoát nước, chống úng ngập, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, ngân sách Thành phố cân đối bố trí hơn 13.704 tỷ đồng đầu tư 24 dự án. TP cũng dành một khoản kinh phí cho 9 dự án bố trí vốn hàng năm. Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi, Hà Nội cân đối bố trí vốn 6.200 tỷ đồng.

Đối với các nhóm chỉ tiêu về kinh tế, bên cạnh nguồn vốn xã hội hóa, Thành phố chỉ đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng đối với lĩnh vực thương mại (cân đối 160 tỷ đồng để thực hiện 1 dự án) và lĩnh vực công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế (cân đối 130 tỷ đồng thực hiện 1 dự án). Để nâng cao tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn đê điều và hồ đập, ngân sách bố trí gần 9.572 tỷ đồng để thực hiện 138 dự án và dành kinh phí cho 3 dự án lớn bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.

Với lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, phấn đấu hết năm 2025 tất cả các trường công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Ngân sách Thành phố cân đối 2.286 tỷ đồng để thực hiện 48 dự án thuộc nhiệm vụ chi Thành phố; dành mọi khoản kinh phí dự kiến đầu tư 5 trường liên cấp có cơ sở vật chất ngang tầm các nước trong khu vực. Thành phố cũng hỗ trợ cấp huyện, thị xã đầu tư xây dựng trường mầm non, tiểu học và THCS thuộc quản lý đầu tư cấp huyện đến năm 2025 hoàn thành 100% chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, đầu tư 11 dự án về đào tạo nghề, trong đó phân bổ chi tiết 644,2 tỷ đồng cho 6 dự án và dành một khoản kinh phí dự kiến đầu tư xây dựng Trường Đại học Thủ đô được bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án.

Trong lĩnh vực y tế, cùng với xã hội hóa, ngân sách Thành phố cân đối 3.001 tỷ đồng để thực hiện 16 dự án đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 30-35 giường bệnh/1 vạn dân.

Lĩnh vực văn hóa thông tin và thể dục, thể thao, ngân sách cân đối bố trí hơn 2.650,2 tỷ đồng để thực hiện 26 dự án về phát triển văn hóa, thể thao trong đó có 11 dự án văn hóa được bố trí vốn 2.199 tỷ đồng. Ngoài ra, Thành phố còn dành một khoản kinh phí dự kiến đầu tư 2 dự án trọng tâm là phục dựng Điện Kính Thiên và Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hà Nội, 4 công viên công cộng lớn trên địa bàn Thành phố sẽ được bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế dự án. Thành phố cũng sẽ hỗ trợ các huyện đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, trung tâm văn hóa thể thao, nhà văn hóa thôn còn thiếu.

Đáng chú ý, UBND thành phố Hà Nội cũng đề xuất dự kiến bố trí nguồn vốn cho các dự án lớn, trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực tế của dự án đối với 34 dự án và các dự án lớn tại các đề án huyện thành lập quận giai đoạn 5 năm là 36.000 tỷ đồng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông

“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông

Trải dọc theo hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tích… Thủ đô Hà Nội đang sở hữu hàng nghìn héc-ta đất ven sông với đủ yếu tố thuận lợi, tiềm năng phát triển đa dạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, nguồn tài nguyên quý giá này vẫn gần như nằm ngoài dòng chảy đô thị của Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần nhận diện rõ tiềm năng to lớn của quỹ đất này và có giải pháp tổng thể để “đánh thức”, khai thác hiệu quả, phục vụ sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Nỗ lực tuyên truyền, đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Nỗ lực tuyên truyền, đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Xác định triển khai thực hiện, đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản triển khai thi hành. Để có góc nhìn toàn cảnh, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội xung quanh nội dung trên.
Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân

Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân

Từ ngày 1/7/2025, đơn vị hành chính mới Đại Thanh chính thức đi vào hoạt động. Trong bối cảnh địa bàn rộng, dân số đông, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Đại Thanh đã phát huy tinh thần đoàn kết, nhanh chóng kiện toàn bộ máy, bảo đảm các hoạt động diễn ra hiệu quả, ổn định.
Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Năm tháng chiến tranh đã đi xa nhưng ký ức về những năm tháng băng rừng, vượt suối, chiến đấu nơi tuyến lửa miền Đông Nam Bộ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Văn Ninh, phường Long Biên. Trở về từ chiến trường với thương tật nặng, ông vẫn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục cống hiến thầm lặng cho cộng đồng bằng những việc làm bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
Cơ hội kiến tạo không gian đô thị xứng tầm

Cơ hội kiến tạo không gian đô thị xứng tầm

Thủ đô Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, chính vì vậy việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường và triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp không chỉ là một quyết sách về tổ chức bộ máy mà còn mở ra một “cơ hội vàng” để tái cấu trúc không gian đô thị, điều vốn bị phân mảnh, chồng chéo trong suốt nhiều năm qua. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết cho Hà Nội trở thành đô thị thông minh, xanh và bền vững.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội chúc mừng LĐLĐ Thành phố nhân Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội chúc mừng LĐLĐ Thành phố nhân Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), sáng 28/7, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc mừng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội.
Chính sách nhà ở xã hội mới: Ấm lòng công nhân lao động

Chính sách nhà ở xã hội mới: Ấm lòng công nhân lao động

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 201/2025/QH15 thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Với mục tiêu tạo cơ chế ưu đãi hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nghị quyết đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính... Qua đó, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhằm tạo thêm nguồn cung cho thị trường, giúp người thu nhập thấp, công nhân lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn.

Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra từ 22h đến 22h08 ngày 10/8, với quy mô gồm 300 quả pháo hoa tầm cao và 60 giàn pháo hoa tầm thấp. Thời gian kéo dài 8 phút tại khu vực đường đua F1, phường Từ Liêm.
Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Từ nay đến cuối tháng 8/2025, Hà Nội sẽ chặt hạ, dịch chuyển hàng chục cây xanh trên tuyến đường Hùng Vương (phường Ba Đình).
Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Trước áp lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2025, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ với tinh thần “6 rõ”, mọi khó khăn, vướng mắc phải được xử lý dứt điểm, bảo đảm tiến độ và mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn theo chỉ đạo của Chính phủ.
Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Sở Công Thương cần phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã trong năm nay kiên quyết xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, yêu cầu các địa phương “vào cuộc” trong việc xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xây dựng hệ thống chợ hiện đại theo chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội… Đó là yêu cầu được đưa ra tại buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội mới đây.
Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, dù dự báo tâm bão số 3 không đi vào Hà Nội, nhưng diễn biến rất phức tạp, do đó công tác chuẩn bị phòng chống bão số 3 từ Trung ương, đến Thành phố và các xã phải thông suốt.
Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Xem thêm
Phiên bản di động