-->

Gửi trọn tình yêu cho Hà Nội

(LĐTĐ) Mặc dù không sinh ra ở Hà Nội nhưng PGS.TS Hà Đình Đức lại yêu mến và gắn bó với mảnh đất này bằng một tình yêu nồng nàn, cống hiến cho Hà Nội bằng những việc làm có ích. Gần 50 năm trải nghiệm, ông đã dung nạp cho mình một “gia sản giàu có” về kiến thức, sự hiểu biết văn hóa Hà Nội, đặc biệt là Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm.
gui tron tinh yeu cho ha noi Yêu lắm xích lô Hà Nội

Danh hiệu “Nhà rùa học”

Gần 80 tuổi, PGS.TS Hà Đình Đức vẫn còn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Mặc dù đã nghỉ hưu nhiều năm, song bầu nhiệt huyết, đam mê được cống hiến cho Thủ đô ở ông chưa khi nào nguôi. Dù bộn bề công việc và cuộc sống, PGS Hà Đình Đức vẫn dành cho tôi cuộc trò chuyện ấm áp trong căn phòng làm việc của mình trên phố Âu Cơ. Mỗi khi nhắc đến Hồ Gươm, Rùa Hồ Gươm hay bất cứ nét văn hóa nào của người Hà Nội, ánh mắt ông vẫn tràn đầy xúc động. Ông có thể dành thời gian cả ngày để nói về Hà Nội mà không biết chán.

Vốn sinh ra và lớn lên tại Thanh Hóa, năm 20 tuổi, ông ra Hà Nội học, là lứa sinh viên đầu tiên của Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại khoa cho đến khi nghỉ hưu (2005).

gui tron tinh yeu cho ha noi
PGS.TS Hà Đình Đức với tình yêu Hà Nội

Trong suốt mấy chục năm công tác, người ta không chỉ biết đến ông trong vai trò là người thầy mà còn là một chuyên gia nghiên cứu, “nhà Rùa học” hay “Giáo sư Rùa” đáng kính. Danh hiệu “Giáo sư Rùa” đến với ông một cách tình cờ. Năm 1991, Công ty Dịch vụ Khai thác và Sử dụng di tích Hà Nội (COEMO) thuộc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội mời ông tham gia dự án “Khai thác Hồ Gươm, bảo vệ đàn rùa quý”. Cũng bắt đầu từ đây, ông đã nghiên cứu và gắn chặt số phận với Rùa Hồ Gươm.

Được biết, trong những năm công tác PGS.TS Hà Đình Đức đã dày công nghiên cứu, chứng minh và thuyết phục các nhà khoa học tin rằng đấy là một loài rùa mới, có con tuổi đã lên đến hàng trăm năm. Vị giáo sư này đã “tranh đấu” để cho Rùa Hồ Gươm có một cái tên khoa học là Rùa Lê Lợi (Rafetus leloi). Và ông trân trọng gọi Rùa Hồ Gươm là “cụ”. Có thể nói, cho đến nay, ít người nào biết rõ về Rùa Hồ Gươm như ông. Gần 30 năm “theo đuổi” Rùa Hồ Gươm, ông có đến mấy nghìn bức ảnh, băng ghi hình “cụ”. Nghiên cứu động vật trong môi trường của nó như thế đã là kỹ lắm, có cảm giác như ông biết rõ từng cơn “nóng lạnh”, hắt hơi sổ mũi của “cụ”. Bấy nhiêu năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, cứ “cụ” rùa nổi là ông Đức có mặt bên bờ hồ. Đến mức dân Hà Nội quá quen mặt ông, gọi ông bằng cái biệt danh đơn giản, dễ nhớ: “Giáo sư Rùa”.

Trong những năm nghiên cứu, vị Tiến sĩ này này đã từng miệt mài gõ cửa các cấp chính quyền, đề xuất các giải pháp để bảo vệ và giữ gìn cho “cụ” một môi trường sống an toàn. “Năm 1992, khi Hà Nội rục rịch triển khai “Dự án nạo vét hồ Hoàn Kiếm bằng cơ giới” với quy mô lớn, đào 100.000m3 bùn đổ ra sông Hồng và bơm nước sông Hồng vào hồ Hoàn Kiếm. Nhận thấy nguy cơ làm xáo trộn môi trường, hệ sinh thái của “cụ”, tôi lập tức gửi tờ trình lên cấp trên, nêu rõ tác hại của vấn đề này và đề xuất phương pháp nạo vét bằng biện pháp thủ công”, ông Đức cho hay.

Xứng với danh hiệu Công dân Thủ đô

Cả đời “đắm đuối” với loài rùa, PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng có lẽ vì tình yêu Hà Nội, vì “cái duyên, cái nợ” nên ông luôn tìm thấy, nhìn ra vấn đề để có những đề xuất bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Tháng 1/2016, “cụ” Rùa chết, khi ấy ông mất ăn mất ngủ đến cả tuần trời. Đối với ông thì đó quả thực là sự mất mát lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, ông lại tếp tục dành thời gian đi tìm “hậu duệ” của “cụ Rùa. Từ Hòa Bình cho đến Thanh Hóa, hễ nghe thấy ở đâu có loài rùa lớn, giống “cụ” Rùa là ông lại lập tức lên đường.

Ông chia sẻ: “Mấy chục năm nghiên cứu về Hồ Gươm và “cụ” Rùa để lại trong tôi biết bao kỷ niệm sâu sắc, là tiếng nói từ công luận, truyền thông. Dấu ấn đầu tiên là vào năm 1991 khi ghi hình bài nói về Bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Tiếp đến là hàng chục cuộc họp bàn, phê duyệt phương án nạo vét Hồ Gươm, cho đến Hội thảo Quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần thứ nhất. Là 10 công văn từ Văn phòng Chính phủ, 1 công văn từ Văn phòng Chủ tịch nước gửi cho tôi và các cơ quan Nhà nước về Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm”.

Không chỉ tâm huyết với Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm, hàng chục năm qua, ông luôn đau đáu, trăn trở về Hà Nội, trước những hành động có nguy cơ xâm phạm tới văn hóa, lịch sử và kiến trúc của Hà Nội. Đặc biệt, những nghiên cứu thâm sâu về văn hóa, lịch sử đã làm cơ sở để ông đề xuất lấy ngày vua Lê đăng quang tại điện Kính Thiên (15 tháng Tư âm lịch) hằng năm làm ngày lễ hội của Hà Nội và đã được chấp nhận. Năm 2009, ông nêu ý tưởng về xây cột mốc “Hà Nội Km 0” tại hồ Hoàn Kiếm, đồng thời đưa ra đề xuất tôn tạo khu tưởng niệm Vua Lê. Vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông kiến nghị đặt tên Đào Cam Mộc – người có công đầu tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua – cho một đường phố ở Thủ đô, và đến nay Hà Nội đã có một con phố ở huyện Đông Anh mang tên Đào Cam Mộc…

Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều bài viết về văn hóa của người Hà Nội, ai là người Hà Nội gốc. Có người sống nhiều đời ở Thủ đô, thân thuộc đến từng chân tơ kẽ tóc, nhưng rồi cũng khó gọi tình yêu đó thành con chữ. Vậy mà, PGS.TS Hà Đình Đức lại “cụ thể hóa” những cảm xúc cá nhân thành hàng chục bài viết sinh động. Để có những chất liệu sống động ấy, ông đã phải chăm chú học tập, tìm hiểu, ghi chép về Hà Nội bằng một tình yêu lớn. Ông bảo, là một thầy giáo, một nhà nghiên cứu sống và làm việc lâu năm ở Hà Nội, ông trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa của Hà Nội, yêu Hà Nội từ con người trung thực, hào hoa đến thiên nhiên tươi đẹp.

Ông cho rằng dù cuộc sống xoay vần, đời sống tinh thần chịu nhiều tác động của mặt trái kinh tế thị trường song những giá trị tinh thần cao quý vẫn không thay đổi. Những nếp sống, thói quen mới được hình thành của người Hà Nội, tạo nên đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng dân cư và từ đó lan tỏa từ đời này sang đời khác. Ngày nay, nét riêng đó vẫn được người dân gìn giữ như một vốn quý và luôn rèn giũa để nó tỏa sáng. Với lợi thế đó, Hà Nội đang có chiến lược phát triển toàn diện con người, trong đó chú trọng về văn hóa, văn minh và ứng xử.

Với những cống hiến và tình yêu dành cho Hà Nội, năm 2012, PGS.TS Hà Đình Đức được nhận danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú. Với ông đó không phải là đích đến để dừng lại mà điểm xuất phát của một mục tiêu mới. Ở tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn luôn làm việc với tất cả say mê và nhiệt huyết của ngọn lửa tình yêu Hà Nội.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động