Gốm Kim Lan - làng nghề ngàn năm tuổi đất Hà Thành
Cốm Mễ Trì - hương vị đất Hà Thành | |
Nhà khảo cổ nghiệp dư trên đất gốm Kim Lan |
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Đông Nam, nằm bên dòng sông Hồng, làng gốm Kim Lan thuộc địa phận huyện Gia Lâm. Phía Bắc giáp với làng cổ Bát Tràng, phía Tây giáp với quận Hoàng Mai.
Theo các nhà khảo cổ học và tài liệu lịch sử, làng Kim Lan hình thành từ thế kỷ thứ IX, nghề gốm bắt đầu khởi phát và phát triển qua nhiều thế hệ ở nơi đây. Kim Lan được biết tới như là cái nôi của nghề gốm sứ tại vùng Đồng bằng Bắc bộ.
Theo nhiều nghiên cứu về khảo cổ và lịch sử, nghề gốm ở Kim Lan đã xuất hiện từ rất lâu, có thời kỳ phát triển đến cực thịnh. Tuy nhiên, cho tới nay, hầu như không ai nhớ tới gốm sứ Kim Lan.
Từ thời Lý, Trần, làng gốm Kim Lan đã phát triển rực rỡ và từng là trung tâm cung cấp vật liệu xây dựng cho kinh thành Thăng Long, sản xuất các vật liệu sinh hoạt bằng gốm sứ cho hoàng cung và cả dân thường.
Thế kỷ XIII – XIV, làng được biết đến là nơi chuyên sản xuất những sản phẩm gốm sứ của An Nam cho Nhật Bản. Gốm Kim Lan được xếp vào loại hàng cao cấp, luôn mang một sắc thái giản dị cùng vẻ đẹp tao nhã.
Nức danh một thời, trải qua biết bao thăng trầm, hưng thịnh, nhưng làng gốm Kim Lan chỉ được người ta biết đến qua cái danh Bát Tràng. Một thời gian dài, gốm Kim Lan bị lãng quên, nhưng hiện, làng nghề gốm này đã dần lấy lại tên tuổi, khẳng định vị thế trên thị trường.
Ngày nay, sản phẩm chính của làng gốm Kim Lan chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Các sản phẩm chính của làng thường là bình, vại gốm, chậu cảnh, lư hương; rồi chén, bát, ống đựng tăm… từ bình dân đến cao cấp.
Ngoài bát đĩa, ấm chén và những đồ thông dụng trong đời sống hằng ngày, nghệ nhân Kim Lan còn làm ra những sản phẩm có giá trị như: Độc bình, lư, đỉnh, đèn thờ, con giống... với hai loại men truyền thống là men ngọc, men rạn.
Các sản phẩm của làng gốm Kim Lan rất đa dạng về mẫu mã. Ngoài ra, làng gốm cổ Kim Lan còn chú trọng phát triển các sản phẩm đồ gốm phục vụ cho xây dựng, như ngói trang trí, con tiện lan can.
Với đặc thù của làng, các lò nung gốm ở đây thường bé. Điểm đặc biệt của gốm Kim Lan là các sản phẩm không quá cầu kỳ về chi tiết, mà tạo được sự tiện dụng, thoải mái cho người sử dụng.
Đến với Kim Lan hôm nay, không thiếu gì những sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, giá cả phù hợp với túi tiền người tiêu dùng đã giúp cho gốm sứ Kim Lan được nhiều người tìm đến. Bằng bàn tay khéo léo, sự tâm huyết gửi gắm trong từng sản phẩm, người dân làng Kim Lan đang góp phần làm phong phú, đa dạng và phát triển nghề gốm khu vực phía Bắc nước ta.
Dù đang gặp phải những khó khăn, nhưng với những nỗ lực hiện nay của những người con nơi mảnh đất ven sông này, hy vọng rằng nghề gốm làng Kim Lan sẽ sớm được phục dựng và bảo tồn đúng với giá trị truyền thống của nó.
T.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30