-->
Nhận thức về an toàn lao động:

Góc nhìn từ một làng nghề

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội được biết đến là một trong những làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ. Bằng kinh nghiệm và sự nhạy bén, việc sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ đã và đang đưa lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, do đặc thù của nghề, người lao động vẫn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn lao động từng phút, từng giờ.
Kết nối chuỗi giá trị để phát triển sản phẩm làng nghề Việt Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động tại các làng nghề: Cần có giải pháp quyết liệt!

Thu nhập cao từ nghề truyền thống

Để tìm hiểu rõ hơn về nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ Liên Hà, chúng tôi tới gặp ông Nguyễn Văn Hải (cơ sở sản xuất nội thất Mạnh Mộc, thôn Châu Phong, xã Liên Hà), ông Hải đã có gần 20 năm gắn bó với làng nghề truyền thống.

Góc nhìn từ một làng nghề
Chủ cơ sở và người lao động xã Liên Hà, huyện Đông Anh đã nâng cao cảnh giác, đảm bảo an toàn khi làm nghề. (Ảnh: Lương Hằng)

Theo ông Hải, làng nghề mộc Liên Hà đã có từ rất lâu về trước, không biết chính xác là bao lâu nhưng từ thời ông bà, cha mẹ đã gắn bó với nghề này. Từ nhỏ, ông Hải đã chơi với bã bào, mùn cưa, thấy bố đục đẽo hàng ngày, ông Hải cũng quen dần với những công cụ dùi, đục. Sau này khi trưởng thành, ông Hải quyết định theo nghề của cha mẹ tiếp tục gắn bó với nghề gỗ mỹ nghệ truyền thống.

Thời điểm hiện tại, gia đình ông Nguyễn Văn Hải đang sở hữu một nhà xưởng rộng 300 mét vuông dành cho việc trưng bày và hoàn thiện sản phẩm và một xưởng làm thô với gần chục công nhân đang làm việc. Những sản phẩm được trưng bày trong xưởng của ông có đầy đủ các mặt hàng như bàn, ghế, tủ, kệ, lục bình… Toàn bộ sản phẩm trưng bày đều có thiết kế hiện đại, nhiều sản phẩm có mẫu hoa văn vô cùng độc đáo. Đếm sơ sơ, trong xưởng của ông có tới hàng chục bộ bàn ghế đang chờ hoàn thiện cùng rất nhiều lục bình được chế tác bằng nhiều loại gỗ khác nhau.

Ông Hải tiết lộ, tùy từng loại gỗ, độ dày, mỏng mà các sản phẩm được bán với giá khác nhau. Ví dụ cùng là bàn ghế nhưng có bộ chỉ hơn chục triệu, có bộ năm mươi triệu có bộ cả hàng trăm triệu. Những bình lục bình gỗ cũng tương tự, giá trị của sản phẩm không được tính bằng độ to, nhỏ mà phụ thuộc vào loại gỗ sử dụng. Có lẽ, điểm tạo nên sự khác biệt của làng nghề gỗ mỹ nghệ Liên Hà là bởi làng nghề luôn chạy theo xu hướng của thị trường. Chính vì vậy mà kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ở làng nghề Liên Hà thường rất đa dạng, phù hợp với mọi yêu cầu của các gia đình.

Cũng bởi sự nhạy bén, bắt kịp xu thế thị trường mà nghề làm mộc tại đây đã và đang đưa lại thu nhập cao cho người lao động. Sinh sống tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, thế nhưng ngày nào chị Nguyễn Thị Tính cũng vượt gần chục cây số để tới xưởng mộc tại thôn Châu Phong làm việc. Công việc hàng ngày của chị là dùng máy đánh giáp cho sản phẩm để gỗ được mịn. Chị Tính cho biết, chị đã làm công việc trên chục năm nay, mỗi ngày chị đều dậy từ sớm và trở về nhà vào khoảng 6h tối. Trung bình mỗi tháng, chị Tính được chủ xưởng trả 10 triệu đồng, tháng nào tăng cathì thu nhập được cao hơn.Với mức lương này, chị có thể trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nghề này cũng đưa lại thu nhập ổn định hơn so với việc làm đồng áng và nhiều công việc khác.

Ở xã Liên Hà, các xưởng sản xuất phần lớn đều theo mô hình hộ gia đình. Nếu như ở nhiều làng nghề khác, người dân thường lo lắng vì làng nghề truyền thống ngày bị mai một vì lớp trẻ không mặn mà mới nghề thì ở Liên Hà, lớp trẻ theo nghề hiện nay khá nhiều. Vừa có kỹ thuật làm nghề, vừa nắm bắt được khoa học kĩ thuật, làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Liên Hà ngày càng được nhiều khách hàng biết tới. Phần lớn các sản phẩm được sản xuất tại làng nghề đều được khách hàng đặt trước, có giá trị cao.

Nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn lao động

Không thể phủ nhận, những năm qua, nghề làm gỗ mỹ nghệ truyền thống đã đưa về thu nhập cao cho người lao động trên địa bàn xã Liên Hà nói chung. Tuy nhiên, những tai nạn do nghề cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Chia sẻ với phóng viên, anh Phạm Văn Nam (Cơ sở sản xuất đồ thờ Nam Lương) cho biết, anh gắn bó với nghề làm mộc đến nay đã được 12 năm. Trong quá trình gắn bó với nghề, anh Nam cũng đã từng chứng kiến nhiều trường hợp tai nạn lao động. Không nói đâu xa, 7 năm trước,chính anh cũng bị tai nạn khi đang làm việc khiến bàn tay trái bị thương nặng, thời điểm đó, anh Nam phải nghỉ làm nửa năm để chữa trị, thuốc thang.

Không chỉ có anh Nam mà ngay cả những người thợ lành nghề như ông Nguyễn Văn Hải cũng đã từng bị tai nạn trong quá trình làm việc. Ông Hải cho biết, làm nghề mộc thường không tránh được tai nạn, có 10 người thợ mộc thì phải có tới 9 người bị thương tật ở nhiều mức khác nhau. Để giảm thiểu nguy cơ tai nạn, theo ông Hải chỉ còn cách nâng cao cảnh giác khi làm việc, cẩn thận kiểm tra máy móc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Là chủ cơ sở sản xuất, bản thân cũng đã từng gặp tai nạn, thế nên anh Phạm Văn Nam luôn chủ động nhắc nhở các thợ làm tại xưởng chú ý an toàn trong quá trình làm việc, nhất là những công đoạn nguy hiểm như bào, xẻ gỗ. “Bản thân mình đã chứng kiến nhiều người tai nạn dẫn tới đứt cả bàn tay, do đó, mình luôn đề cao vấn đề an toàn lao động. Giả sử người lao động gặp tai nạn, mình cũng chỉ có thể bù cho họ 1 tháng lương, bản thân họ phải nghỉ việc và đi chữa trị chi phí cũng có thể lên tới vài chục triệu và ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lao động của họ sau này.”- anh Nam cho biết.

Bên cạnh đó, để giảm bớt bụi trong quá trình mài cắt, nhiều xưởng mộc tại xã Liên Hà đã trang bị máy hút bụi cỡ lớn. Khi sử dụng các máy hút bụi này, toàn bộ bụi trong quá trình mài cắt sẽ được hút vào các bao tải. Với phương pháp sáng tạo này, người lao động sẽ tránh được phần lớn bụi tiếp xúc trong quá trình làm việc, giảm ảnh hưởng tới đường hô hấp. Đặc biệt, những phế thải làng nghề như mùn cưa, bã bào đến nay cũng đã được tái chế dùng để trồng nấm, không còn tình trạng đốt bã bào mùn cưa gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn cháy nổ trên địa bàn.

Theo Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Đông Anh, trong những năm qua, vấn đề an toàn lao động trên địa bàn huyện luôn được quan tâm chú trọng. Điều này được thể hiện thông qua những kết quả đạt được trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2020. Được biết, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 đã được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Huyện và việc hưởng ứng tích cực của các cơ quan, doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn.

Xác định công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là biện pháp cần thiết. Trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2020, huyện Đông Anh đã treo 114 pa nô tuyên truyền tại các trục đường chính của huyện; tại các khu công nghiệp; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn…Huyện cũng đã phát 12000 tờ rơi tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động cho khối các doanh nghiệp, các hộ dân tại làng nghề.

Cùng với việc phát tờ rơi, treo pa nô, huyện Đông Anh còn triển khai thực hiện công tác tuyên truyền bằng đa dạng các hình thức. Trong đó có tuyên truyền trên loa đài; đề nghị trung tâm văn hóa thông tin và thể thao tuyên truyền về các hoạt động của Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động năm 2020 trên trang website và cổng thông tin điện tử, trên đài phát thanh của Huyện…

Thông qua các chương trình trên, công tác thông tin tuyên truyền về các biện pháp đảm bảo về công tác An toàn, Vệ sinh lao động đã góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động trong việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh. Thời gian tới, Huyện Đông Anh sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn cho người lao động; tăng cường giám sát về công tác an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị để đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động trong quá trình làm việc./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Vụ hơn 300 giáo viên bị truy thu BHXH: Đã tìm thấy một số biên bản thể hiện đã nộp tiền

Vụ hơn 300 giáo viên bị truy thu BHXH: Đã tìm thấy một số biên bản thể hiện đã nộp tiền

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An về việc sớm giải quyết việc hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), huyện Nam Đàn đã vừa tìm thấy văn bản xác nhận số tiền chênh lệch đã được nộp vào BHXH năm 2012.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Gần một tháng qua, tỉnh Nghệ An xôn xao về sự việc hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học ở huyện Nam Đàn bị truy thu nhiều tỷ đồng do chưa đóng đủ tiền BHXH trong nhiều năm liền.
Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Người lao động ký hợp đồng thời vụ khoảng 5 tháng với đơn vị, liệu có được đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... không?
“Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động

“Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động

Trong hành trình 32 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao động Thủ đô đã để lại nhiều dấu ấn ấn tượng. Đáng kể đến là “đặc sản” truyền thông mới trên nền tảng số. Đó là chương trình “Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến” với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, được Báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn, doanh nghiệp tổ chức, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác truyền thông chính sách.
Nâng cao kiến thức cho phụ nữ về cơ chế, chính sách phát trển kinh tế tập thể

Nâng cao kiến thức cho phụ nữ về cơ chế, chính sách phát trển kinh tế tập thể

120 cán bộ, hội viên các quận, huyện, thị xã, nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Hà Nội vừa được tập huấn "Những điểm mới Luật HTX năm 2023 và một số cơ chế, chính sách ưu tiên phát trển kinh tế tập thể, HTX hiện nay".
Nghệ An đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân lao động với 3.541 căn hộ

Nghệ An đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân lao động với 3.541 căn hộ

Tỉnh Nghệ An vừa chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu nhà lưu trú cho công nhân tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An tại Hưng Nguyên.
Thanh Hóa: Kịp thời giải quyết hàng loạt vụ ngừng việc tập thể

Thanh Hóa: Kịp thời giải quyết hàng loạt vụ ngừng việc tập thể

Từ ngày 1/3 đến ngày 7/3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 25.000 công nhân ngừng việc tại 10 doanh nghiệp nhằm thể hiện ý kiến về những chính sách, chế độ lương thưởng của công ty. Ngay sau đó, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa cùng các cơ quan chức năng của tỉnh, cấp ủy chính quyền các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, vừa đối thoại, vừa kết hợp tuyên truyền các quy định của pháp luật.
TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Từ Tết Dương lịch năm 2025 đến nay, tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tương đối hài hòa, ổn định. Thành phố luôn quan tâm, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc bảo đảm tình hình chi trả lương, thưởng, các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 của người lao động tăng 13% so với mức thưởng Tết Giáp Thìn năm 2024.
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động