Gỡ vướng cho lao động nước ngoài trong thực hiện BHXH
![]() | Quận Long Biên: Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện tới người dân |
![]() | Truy thu BHXH bắt buộc với giáo viên mầm non và cán bộ xã là bệnh binh |
Công văn nêu rõ, thời gian qua, Bộ LĐTBXH nhận được văn bản của một số địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đề nghị làm rõ đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ LĐTBXH có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam”.
![]() |
Lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng tại Việt Nam từ đủ 1 năm trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (ảnh PV) |
Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp loại trừ, cụ thể: “Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động”.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì: “Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng”.
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên thì người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có đủ các điều kiện: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam; chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ; không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Bộ LĐTBXH cũng đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 143/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 1/12/2018) quy định mức đóng và phương thức đóng BHXH như sau: Từ ngày 1/1/2022, người lao động thuộc đối tượng, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 1/1/2022. Trường hợp người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng BHXH bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng BHXH đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết. |
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Cháy xưởng in rộng hàng nghìn m2 ở Phúc Diễn

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn
Tin khác

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con
Chính sách 11/05/2025 12:14

Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước
Chính sách 09/05/2025 07:14

Từ 1/7/2025: Mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau
Chính sách 08/05/2025 06:05

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55
Chính sách 07/05/2025 23:19

Chi tiết 35 thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến người dân được làm tại công an xã
Chính sách 07/05/2025 11:58

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9?
Chính sách 04/05/2025 10:08

Từ 1/7/2025, thay đổi mức hưởng chế độ nghỉ ốm đau dài ngày
Chính sách 03/05/2025 07:37

Những điều kiện cần có để lao động hợp đồng được hỗ trợ khi sắp xếp bộ máy
Chính sách 02/05/2025 13:11

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
Chính sách 01/05/2025 11:19

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?
Chính sách 01/05/2025 08:37