Giữ nguyên chiến lược điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
Giải pháp đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch Covid-19 Động viên y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện Thanh Nhàn |
Kiểm soát được các ca bệnh ngoài cộng đồng
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp chia sẻ thông tin với phóng viên. |
Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại cộng đồng với nhiều diễn biến phức tạp ở các tỉnh thành như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… với số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh tăng cao. Trước thực trạng đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng, ngành Y tế Việt Nam nên thay đổi chiến lược áp dụng việc điều trị tại nhà đối với các trường hợp mắc Covid-19 nhẹ, khi nặng mới chuyển tới bệnh viện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác phòng, chống dịch.
Lý giải nguyên nhân Việt Nam không cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà như ở nước ngoài, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay: Thực tế, ở những nước có số lượng bệnh nhân quá lớn, dịch Covid-19 lưu hành rộng rãi trong cộng đồng thì sẽ áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà. Khi bệnh nhân mắc bệnh nặng thì mới đến bệnh viện. Còn ở Việt Nam hiện đã kiểm soát được các ca bệnh ngoài cộng đồng, số bệnh nhân chưa vượt quá khả năng điều trị nên ưu tiên chiến lược điều trị với tất cả bệnh nhân tại bệnh viện. Đa phần bệnh nhân mắc Covid-19 đều mắc bệnh nhẹ ở tuần đầu tiên, sang tuần 2 thì bệnh bắt đầu diễn biến nặng. Nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch sẽ giảm.
“Nếu Việt Nam áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà giống nước ngoài thì sẽ vấp phải 2 vấn đề: Thứ nhất là nguy cơ bệnh nhân lây nhiễm cho người thân trong gia đình rất cao, nhất là trong gia đình sống chung 3-4 thế hệ có người già trẻ nhỏ. Nếu người già mắc bệnh nền lại nhiễm thêm SARS-CoV-2 thì rất nguy hiểm. Ngoài ra, khi tự điều trị Covid-19 tại nhà thì bệnh nhân rất khó phát hiện ra sự thay đổi bệnh lý để kiểm soát sớm, chỉ lúc nào bệnh nặng mới vào viện thì hiệu quả điều trị rất thấp”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nói.
Xây dựng chiến lược đáp ứng 3.000 bệnh nhân điều trị tại viện
Nhận định về đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: So với các đợt dịch Covid-19 trước, đợt dịch lần này có 2 điểm khác biệt. Điểm khác biệt đầu tiên là số lượng bệnh nhân trong đợt dịch này lớn nên đã tạo ra sức ép với hệ thống điều trị. Điểm khác biệt thứ 2 là chủng vi rút SARS-CoV-2 trong đợt dịch lần này là chủng vi rút lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ nên các diễn biến lâm sàng ở người bệnh nhanh hơn những chủng khác, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng phản ứng viêm quá mức cao hơn các đợt dịch trước ở các chủng vi rút khác. Vì thế, các biện pháp can thiệp sẽ nhiều hơn như: Lọc máu hấp phụ cytokine, tim phổi nhân tạo (ECMO),… trở thành gánh nặng lớn đối với các bác sĩ hồi sức cấp cứu trong quá trình điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19.
Bệnh viện Dã chiến số 1 Tiên Du công bố cho bệnh nhân khỏi bệnh ra viện. |
Về phương án điều trị cho ca Covid-19 khi chủng vi rút mới "lai" giữa 2 chủng SARS-CoV-2 của Anh và Ấn Độ xuất hiện tại Việt Nam, bác sĩ Cấp cho hay xét về mặt di truyền học, vi rút luôn có sự biến đổi. “Khi một người nhiễm 2 chủng vi rút khác nhau có thể dẫn đến sự tổ hợp yếu tố di truyền của cả 2 chủng cũ để tạo thành chủng vi rút mới. Tuy nhiên, về mặt lâm sàng, tôi chưa nhận thấy sự khác biệt nhiều giữa chủng vi rút biến đổi với chủng vi rút nguyên gốc lần đầu phát hiện ở Ấn Độ. Vì thế, các bác sĩ vẫn áp dụng những chiến lược điều trị cũ cho bệnh nhân”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp phân tích.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh: Các vi rút nói chung và vi rút SARS-CoV-2 nói riêng, trong quá trình lưu hành, sau nhiều lần sao chép và nhân bản có thể xuất hiện những biến đổi trong cấu trúc của gen, nghĩa là có sự thay đổi ở một hoặc một số vị trí trên bộ gen di truyền so với bộ gen ban đầu của vi rút, điều này được gọi là đột biến gen. Khi quá trình lây nhiễm tăng nhanh, quá trình vi rút sao chép và nhân bản cũng gia tăng, các đột biến gen của vi rút có cơ hội xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến khả năng xuất hiện biến thể cao hơn. Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện khoảng hơn 28 nghìn đột biến trên gen của vi rút SARS-CoV-2. Hầu hết các đột biến không làm thay đổi đặc tính của vi rút, nhưng có một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học như làm tăng khả năng lây nhiễm, giúp vi rút có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch hay làm tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào biểu mô đường hô hấp. |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, dù các biến thể hiện nay gây lây lan nhanh, cách ly vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để giảm, cắt đứt đường lây của SARS-CoV2. Việc cách ly, giảm sự lây lan vi rút là từ đeo khẩu trang, giảm khoảng cách, cách ly kiểm dịch, cách ly y tế cho đến giãn cách xã hội. Đối với cách ly kiểm dịch (F1, F2, cách ly tập trung, cách ly ở nhà) là người khoẻ, do đó việc tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cách ly, giữ khoảng cách giữa người với người là hết sức quan trọng; nếu nguyên tắc này không đảm bảo thì có tác dụng ngược, vì những người nguy cơ cao tiếp xúc thì dễ lây cho nhau. Đặc biệt, mỗi người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ này. Nếu mỗi người dân đều thực hiện nghiêm quy tắc 5K: Đeo Khẩu trang - Khử khuẩn - Giữ Khoảng cách an toàn - Không tập trung - Khai báo y tế thì cho dù là biến thể nào của SARS-CoV-2 cũng khó có khả năng lây lan.
Là một trong những chuyên gia y tế tham gia công tác chi viện cho tâm dịch Bắc Ninh, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho hay, trong đợt dịch lần thứ 4 này tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 nặng lớn, tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng viêm cao nên các bác sĩ phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để điều trị cho bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho hay: “Riêng ở Bắc Ninh, tôi cùng các bác sĩ chú trọng nâng cao năng lực điều trị của tuyến điều trị ban đầu. Khi các bệnh viện dã chiến điều trị tốt, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nặng sẽ giảm, Khoa Hồi sức cấp cứu ở bệnh viện tỉnh sẽ được giảm áp lực, không phải chuyển bệnh nhân về bệnh viện ở tuyến trung ương”.
Hiện, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cùng đồng nghiệp đã xây dựng chiến lược để đáp ứng 3.000 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại viện, các đơn vị dự kiến sẽ triển khai đã đảm bảo tốt các yếu tố về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật và con người. Tại Bắc Giang, các bác sĩ cũng đang nỗ lực mở rộng bệnh viện dã chiến cũng như đơn vị hồi sức cấp cứu. Với tình hình dịch và số bệnh nhân hiện tại thì chưa vượt quá khả năng đáp ứng của đội ngũ điều trị./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18