COVID-19: Biến thể JN.1 xuất hiện, nhanh chóng chiếm ưu thế
Biến thể JN.1 nhanh chóng chiếm ưu thế
Ngày 27/1, trả lời Báo Lao động Thủ đô, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nhận định, biến thể JN.1 được báo cáo lần đầu vào tháng 8/2023 và là nhánh trực tiếp của BA.2.86.
Tháng 12/2023, JN.1 nhanh chóng vượt qua hàng loạt biến thể khác để chiếm ưu thế từ 24,8% tuần 48 lên tới 65,5% trong tuần 52 trên tổng số biến thể được báo cáo trên thế giới. Hiện biến thể JN.1 đã có ở 71 quốc gia/vùng lãnh thổ. Dự báo biến thể này sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong thời gian tới.
![]() |
TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM. Ảnh: Thành Nguyễn. |
BS Thượng cho biết, bệnh COVID-19 do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra với nhiều biến thể khác nhau như Alpha, Beta, Delta, Omicron… Tại mỗi thời điểm sẽ có sự lưu hành ưu thế của một hoặc một số biến thể nổi trội.
“Điều này là xu hướng tự nhiên của một tác nhân gây bệnh, biến đổi để thích nghi tồn tại và phát triển. Để có thể theo dõi chặt chẽ, kịp thời cảnh báo đáp ứng với sự thay đổi của tác nhân SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại các biến thể theo ba mức độ gồm “biến thể cần theo dõi – VUMs”, “biến thể cần quan tâm - VOIs” và “biến thể đáng quan ngại – VOC”, BS Thượng cho hay.
Theo nghiên cứu, biến thể JN.1 tiếp tục kế thừa các đặc điểm của BA.2.86, có thể áp lực hơn với tế bào đường hô hấp dưới. Tuy nhiên, khi đánh giá xem xét toàn diện trên tình hình diễn tiến bệnh dịch thực tế trong thời gian qua, các nhà khoa học nhận thấy biến thể JN.1 chưa có khác biệt lớn về lâm sàng, miễn dịch, chẩn đoán phát hiện so với các biến thể trước đây và tiếp tục được theo dõi.
“Vắc-xin hiện nay vẫn là công cụ hiệu quả giúp kiểm soát bệnh COVID-19 và vẫn bảo vệ người được tiêm trước tình trạng chuyển nặng”, BS Thượng lưu ý.
Nhóm nguy cơ cao, chưa tiêm hoặc tiêm vắc - xin chưa đủ mũi
BS Thượng lưu ý, đối với người chưa tiêm hay tiêm vắc-xin chưa đủ mũi, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao gồm người có bệnh nền, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai… cần đến ngay các cơ sở y tế để tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt nhằm bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng.
BS Thượng đánh giá, vắc-xin vẫn là giải pháp cần thiết, quan trọng và có hiệu quả trong công tác phòng chống COVID-19. Tiêm vắc–xin giúp kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh; giảm khả năng lây nhiễm, giảm mức độ nặng và giảm nguy cơ tử vong.
![]() |
Người dân cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị khi xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ho, đau họng, nhức cơ xương. Ảnh: Thương Ánh. |
Ngày từ đầu năm 2024, Bộ Y tế đã có chỉ đạo sát sao về công tác phòng chống dịch bệnh, Chỉ thị 1 ngày 05/01/2024, văn bản 38/DP-DT và 40/DP-DT của Cục Y tế dự phòng. Trong đó nhấn mạnh việc giám sát, phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, kiểm soát các dịch bệnh có thể phát sinh trong dịp Tết Nguyên đán, mùa Lễ hội năm 2024.
“Viện Pasteur TP.HCM luôn phối hợp chặt chẽ với các Bệnh viện tuyến cuối của TP.HCM nhằm thực hiện nhiệm vụ được Bộ Y tế giao trong công tác Y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh tại 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam”, BS Thượng nói.
Ngoài ra, Viện Pasteur luôn kết hợp các đơn vị trong hoạt động giám sát, đáp ứng hỗ trợ địa phương, đánh giá, dự báo tình hình, chỉ đạo tuyến.
Để chào đón Tết Nguyên đán, Viện Pasteur TP.HCM cùng các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố bố trí sẵn sàng các đội đáp ứng nhanh, thường xuyên giám sát tình hình dịch bệnh, sẵn sàng phối hợp, đáp ứng khi cần thiết.
“Để phòng chống COVID-19 lây lan, mỗi người cần tuân thủ đúng theo quy định; cần tuân thủ hướng dẫn phòng chống dịch bệnh; thực hiện tiêm đúng, đủ liều vắc-xin đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, rửa tay Đặc biệt, khi có dấu hiệu như sốt, ho, đau họng, nhức cơ khớp… cần đến ngay cơ sở gần nhất để thăm khám và điều trị”, BS Thượng nhấn mạnh.
Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đã hoàn thành tiêm chủng liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên với hơn 266 triệu liều vắc xin đã được tiêm trên toàn quốc, các độ tuổi >= 18, 12-17 tuổi, 5-11 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi. Trước đó, tháng 10/2023, Bộ Y tế đã có kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững COVID-19 giai đoạn 2023-2025 và các hướng dẫn chuyên môn về dự phòng, điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn sau khi COVID-19 chuyển thành bệnh nhóm B. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Nhận định Ipswich vs Arsenal: Pháo thủ lấy đà trước thềm đại chiến châu Âu

Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng

Nhận định Heidenheim vs Bayern Munich: Hùm xám dồn lực, chủ nhà lâm nguy

Nhận định trận đấu Everton vs Man City: Không dễ cho nhà vô địch

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25