--> -->

Giữ nghề truyền thống bằng ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Việc áp dụng khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy lao động sản xuất ở mỗi làng nghề, giúp doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Đưa sản phẩm nghề truyền thống vươn xa Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội Hướng đi phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hiện đại hóa sản xuất để giữ nghề

Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% tổng số làng nghề toàn Thành phố; trong đó, có 286 làng nghề đã được công nhận, chủ yếu là quy tụ một số ngành nghề như sơn mài, khảm trai, nón lá mũ, mây tre đan, tăm hương, chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp, thêu ren, dệt may…

Giữ nghề truyền thống bằng ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Tại làng nghề rèn Đa Sỹ, nhiều hộ kinh doanh đã đưa máy tạo phôi, máy dập búa, máy mài... vào các công đoạn sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với làm thủ công. (Ảnh LH)

Theo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội), với sự khuyến khích, hỗ trợ của Thành phố, cùng các bộ, ngành, nhiều làng nghề trên địa bàn đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị.

Điển hình như làng nghề Vạn Phúc có 200 hộ làm nghề dệt lụa. Trước kia các hộ sản xuất thủ công, nhưng đến nay hầu hết đã cải tiến công nghệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về chất lượng, mẫu mã và số lượng sản phẩm.

Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc cho biết, một số hộ ở Vạn Phúc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, máy móc cho sản xuất. Nhờ thế đến nay, làng Vạn Phúc có khoảng 245 máy dệt, sản xuất được tất cả sản phẩm lụa.

Tại làng rèn Đa Sỹ, ông Hoàng Văn Dũng, người gắn bó hơn 40 năm làm bạn với bếp lửa hồng cùng tiếng búa rộn ràng, tiếng xè xè của máy cắt cho biết, trước đây tất cả các công đoạn sản xuất từ cắt phôi, rèn... đến "tôi" sản phẩm đều chủ yếu dựa vào sức người.

Qua quá trình phát triển, việc đưa máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nhiều. Theo đó, người làm nghề rèn Đa Sỹ đã đưa máy tạo phôi, máy dập búa, máy mài... vào các công đoạn sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với làm thủ công…

Hay như làng nghề tăm Quảng Nguyên (huyện Ứng Hòa) sử dụng công nghệ mới trong sấy nguyên liệu, đó là "Lò sấy nguyên liệu công nghệ cao bằng hơi nước". Ước tính, công nghệ lò sấy hơi nước giúp tăng hiệu quả kinh tế khoảng 4 triệu đồng/mẻ so với lò sấy thủ công.

Bên cạnh đó, tăm hương được sấy trong lò hơi nước có hình thức đẹp hơn, chất lượng tốt hơn những sản phẩm tăm hương sấy trong lò đốt. Công nghệ này được đưa vào áp dụng giúp giảm tiêu thụ nguyên liệu đốt lò, tăng hiệu quả kinh tế và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Với nghề cơ khí Phùng Xá (Thạch Thất), ông Trần Văn Sửu, Chủ tịch Hội Làng nghề cơ kim khí Vĩnh Lộc - Phùng Xá được biết, trước khi quy hoạch điểm cụm công nghiệp, sản xuất của các hộ trong làng nghề thường nhỏ lẻ với vài mặt hàng như: Dao, liềm, cuốc, xẻng, cày, bừa. Nay các mặt hàng phong phú hơn, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng cao hơn. Hiện nay, 100% số hộ áp dụng công nghệ, sử dụng các loại máy móc tự động, bán tự động. Nhờ áp dụng công nghệ vào khoảng hơn chục năm nay như: Công nghệ CNC cắt, uốn, đột lỗ, công nghệ robot,… sản xuất tăng hơn hẳn cả về số lượng, chất lượng, gấp đôi cho đến hàng chục lần sản xuất thủ công.

Giữ nghề truyền thống bằng ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Sản xuất cơ khí ở làng nghề Phùng Xá. (Ảnh: VGP/BP)

Làng nghề sơn mài xã Duyên Thái (huyện Thường Tín), nhiều gia đình đã áp dụng công nghệ vào việc ép viên năng lượng và tạo cốt. Các xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai), An Thượng (huyện Hoài Đức) sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo làm bánh đa nem... Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều đã tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin để xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm…

Cần chính sách hỗ trợ

Hiện nay nhiều hộ sản xuất tại các làng nghề truyền thống đã ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ vào gần trọn quy trình, hoặc một số công đoạn sản xuất. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của các làng nghề là nguồn vốn đầu tư.

Chẳng hạn như, để chuyển từ lò nung truyền thống sang lò ga, các hộ sản xuất gốm ở Bát Tràng cần đầu tư khoảng 800 triệu đồng/lò. Ðây là chi phí mà không phải hộ nào cũng đáp ứng được, nhất là các cơ sở nhỏ lẻ.

Theo bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội, bên cạnh những thuận lợi, các làng nghề Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời kỳ nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Theo đó, sản phẩm ngày càng cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước trong khu vực, chi phí sản xuất đầu vào ngày càng cao. Việc thay đổi liên tục về thiết kế mẫu mã hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế rất khó khăn về mở rộng mặt bằng sản xuất để có cơ hội ứng dụng khoa học - công nghệ và thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất...

Do đó, bà Hà Thị Vinh kiến nghị, Thành phố xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ cho cơ sở sản xuất nông thôn, làng nghề khắc phục các khó khăn như: Vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ, thiết kế... Đặc biệt, nhanh chóng quy hoạch nhiều cụm công nghiệp làng nghề; cho phép được thuê mặt bằng, chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất dịch vụ sản xuất để các cơ sở sản xuất có cơ hội thuận lợi phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

Để các làng nghề có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho rằng, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ vay vốn, tiếp cận công nghệ cho các hộ sản xuất; trở thành trung gian, cầu nối trong việc đặt hàng, chuyển giao những ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Để nâng cấp được sản phẩm làng nghề, một trong những giải pháp cần được quan tâm là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất. Trong đó, ưu tiên các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ.

Cùng với các giải pháp trên, thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư, có cơ chế giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn cho làng nghề phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, có cơ chế, chính sách về đất đai, xây dựng cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung, cải tiến thủ tục giao đất, thuê đất lâu dài để tạo điều kiện cho phát triển của các nghề, làng nghề truyền thống khu vực nông thôn.

Diệu Anh

Nên xem

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Công an xã Phú Xuyên đã tổ chức hoạt động cấp Căn cước công dân lưu động cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chải (sinh năm 1930) và các cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn - đền ơn đáp nghĩa”, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Nội Bài và các tổ chức chính trị - xã hội xã Nội Bài đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công.
Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Hành trình từ người lính năm xưa đến ngọn lửa trách nhiệm giữa đời thường

Gần 60 năm kể từ ngày rời ghế nhà trường lên đường nhập ngũ, cựu chiến binh Đinh Văn Tòng (Tổ dân phố số 7, phường Long Biên) vẫn không ngơi nghỉ. Ông vẫn miệt mài góp sức cho cộng đồng, giữ trọn vẹn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong đời sống thường nhật. Với ông, cống hiến không chỉ gói gọn trong chiến tranh, mà là hành trình không ngừng của sự xây dựng, kết nối, truyền cảm hứng sống đẹp và lòng yêu nước cho thế hệ mai sau.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/7 đến ngày 25/7), toàn Thành phố ghi nhận 72 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 38/126 phường, xã; tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Các xã miền Tây Nghệ An tan hoang sau cơn lũ lớn, ba ngày qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân muôn nơi đã nhanh chóng đóng góp hỗ trợ và trực tiếp lên các bản làng để thăm hỏi, giúp sức cho bà con.
Hội Nông dân Thành phố thăm, tặng quà các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam

Hội Nông dân Thành phố thăm, tặng quà các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam

Chiều 26/7, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức đoàn công tác đến thăm, tặng quà tại Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Hải Hoa - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố làm Trưởng đoàn.
Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động