-->

Giữ gìn văn hóa, ẩm thực của người Mường

Văn hóa, ẩm thực của người Mường ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được tạo lên từ những hoạt động truyền thống, món ăn đơn giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng vô cùng độc đáo.
“Say” theo câu hát sắc bùa của người Mường ở Hòa Bình Sôi động Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường ở Thạch Thất

Tái hiện nhiều văn hóa đặc sắc

Vừa qua, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, đã tổ chức Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường năm 2025. Năm 2025 là năm thứ 3 xã Tiến Xuân tổ chức Ngày hội văn hóa, ẩm thực nhằm tạo không gian văn hóa ý nghĩa, giúp nhân dân trong và ngoài địa phương gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, nhân dân và du khách có cơ hội trải nghiệm, thưởng thức các món ăn độc đáo của dân tộc Mường tại Ngày hội.

Giữ gìn văn hóa, ẩm thực của người Mường
Các món ăn đặc sắc của người Mường.

Ngày hội văn hóa, ẩm thực diễn ra với nhiều hoạt động như: Liên hoan văn nghệ; trình diễn trang phục dân tộc Mường; trò chơi dân gian ném còn, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ; gian hàng ẩm thực dân tộc, trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương; tái hiện đám cưới xưa của người Mường, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, khơi dậy, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc… Đặc biệt, tại Ngày hội có màn đồng trình tấu chiêng Mường của 500 hội viên phụ nữ xã Tiến Xuân, hát múa bài Lời chiêng, múa Vũ điệu kết đoàn. Đây cũng là dịp tôn vinh vẻ đẹp trang phục dân tộc Mường, những điệu múa đặc trưng của người dân.

Là năm thứ 3 được tham gia trình tấu chiêng Mường, chị Nguyễn Thị Ngân vô cùng xúc động bởi đã góp một phần nhỏ bé của mình trong việc giữ gìn văn hóa người Mường ở địa phương. “Văn hóa dân tộc Mường có truyền thống lâu đời, phong phú với những giá trị bản sắc độc đáo, tạo nên sức sống bền bỉ, được lưu truyền, bồi đắp phát triển qua bao đời nay, thấm sâu vào trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Cho đến nay, người Mường ở Tiến Xuân vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Hy vọng rằng, các cấp chính quyền địa phương sẽ có thêm nhiều hoạt động để chúng tôi được tham gia, được giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc này đến thế hệ sau”, chị Ngân bày tỏ.

Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân Nguyễn Văn Nghĩa cho biết: Trong dòng chảy lịch sử, xã Tiến Xuân được xem là nơi hội tụ, chuyển tiếp và kết tinh nhiều giá trị văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu của xã dân tộc miền núi. Xã hiện có gần 70% dân số là người dân tộc Mường. Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển bền vững của đất nước nói chung, của các vùng đồng bào dân tộc miền núi nói riêng, và tiếp nối thành công của những ngày hội các năm trước, Hội thi văn hóa, ẩm thực năm nay, xã đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực sôi nổi với nhiều nội dung đa dạng và phong phú.

Giữ gìn nét độc đáo trong ẩm thực

Tham gia Ngày hội văn hóa, ẩm thực xã Tiến Xuân năm 2025, bà Hoàng Thị Thư (thôn 5, xã Tiến Xuân) cho biết, bên cạnh văn hóa thì ẩm thực cũng là một nét đặc sắc của người Mường. “Từ xưa đến nay, ẩm thực của người Mường ở Tiến Xuân rất đa dạng và phong phú. Trong mâm cỗ người Mường thường có 40 món, như: Gà luộc, cá đồ, lợn quay, cá nướng, chuột nướng… Vào mỗi dịp hội làng, nhà nào nuôi lợn sạch, cá sạch mang ra để quay, nướng cúng Thành hoàng làng để mong được che chở, cầu cho gia đình làm ăn suôn sẻ, học tập tốt”.

Những năm qua, huyện Thạch Thất cũng như thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách, hành động thiết thực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường. Đồng thời, cũng sát sao chỉ đạo xã Tiến Xuân cũng như các địa phương thực hiện tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia vào công tác bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường. Nhận thức, tinh thần đoàn kết, tính tự tôn dân tộc trong nhân dân được nâng cao, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư cũng tích cực tham gia hoạt động bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường.

Chị Quách Thị Như (thôn 7, xã Tiến Xuân) cho biết, năm nay, đội mang đến hội thi ẩm thực hơn 40 món ăn của người dân tộc Mường, nhiều hơn năm trước 20 món. Đặc biệt là món cá chép nướng, bên trong có rất nhiều loại lá rừng dậy mùi thơm và mâm cỗ của người Mường. Ngoài ra, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Mầm non xã Tiến Xuân cũng đã mang đến hội thi 54 món ăn, tượng trưng cho 54 dân tộc ở mọi miền của Tổ quốc. Nhiều món ăn có hương vị dân dã như: Cua rang lá lốt, lá bưởi cuốn sụn non của lợn, măng đắng luộc chấm muối tỏi ớt, rau đốm rừng xào tỏi…

Trên thực tế, sự trân trọng và phát huy những giá trị trong đời sống ẩm thực của người Mường được lưu giữ cho đến ngày nay. Những mâm cơm của bữa ăn ngày thường hay mâm cỗ ngày lễ, Tết đều được chế biến, bày biện sao cho khéo đúng với cổ truyền. Người Mường ở Tiến Xuân cho rằng, các món thịt phải được bày trên lá chuối mới giữ được vị thơm đặc trưng của thịt; mâm cỗ phải có đủ giá trị dinh dưỡng, các món ăn với các chất liệu phù hợp, có lợi cho sức khoẻ; mâm cỗ ngon phải có đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, chát và phải ngồi ăn ở không gian thoáng, mát, có bạn hiền, có khách quý cùng ăn mâm cỗ mới thật ngon, thật ý nghĩa…

Ngoài những món ăn kể trên, trong văn hóa ẩm thực dân gian của người Mường còn có các loại rượu trắng, rượu cần, các loại bánh như: bánh trưng, bánh dầy, bánh uôi, bánh ống, bánh ốc nhọn, bánh trôi…; các loại nước từ cây rừng, nước chè uống tốt cho sức khoẻ và dễ tiêu sau bữa ăn. Riêng về rượu cần, từ nguồn gốc xuất xứ, quá trình ủ men, làm rượu và nhu cầu sử dụng trong gia đình, tiếp khách, trong các đám lễ và nghệ thuật uống cũng chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo của người Mường

Văn hóa ẩm thực của người Mường được lưu giữ góp phần quan trọng trong việc tôn vinh văn hóa dân tộc. Nhiều nơi ở Tiến Xuân đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn với nhiều món ăn, nhiều sản phẩm đặc trưng được quảng bá. Chị Lê Thị Hằng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) may mắn có mặt tại Ngày hội văn hóa, ẩm thực xã Tiến Xuân cho biết, đây là lần đầu tiên chị được tham gia các hoạt động văn hóa của người Mường ở Tiến Xuân. Đặc biệt, chị thực sự ngạc nhiên và thích thú bởi các món ăn đơn giản, bắt mắt và rất ngon của người Mường, nhấp thêm chén rượu cần, tất cả như hòa quyện làm nên giá trị về văn hóa ẩm thực...

Nhiều người Mường ở Tiến Xuân cho rằng, văn hoá ẩm thực của người Mường còn thể hiện giá trị độc đáo sâu sắc trong đời sống của mỗi gia đình. Đó chính là nết ăn uống kính trên nhường dưới; đó là lòng hiếu khách và hạnh phúc khi được nhiều người quý mến và ở lại nhà ăn cơm; đó là lòng thương người thiếu đói, sẵn sàng cho gói cơm, đấu gạo khi người khó đến xin; đó là tính cởi mở giao tiếp trong ăn uống… Ngày nay, văn hóa ẩm thực đã và đang được các thế hệ cộng đồng người Mường ở Tiến Xuân cùng chính quyền địa phương lưu giữ và phát triển, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Lại Thị Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Trong dòng chảy hiện đại hóa của đất nước, doanh nhân không chỉ là lực lượng phát triển kinh tế, mà cần vươn mình trở thành những kiến trúc sư xã hội, người truyền cảm hứng văn hóa, tri thức và đổi mới thể chế.
Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Sáng 17/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Tháng Công nhân không chỉ là chuỗi sự kiện thường niên, mà là hành trình lan tỏa tinh thần gắn kết, tri ân và nâng cao nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với nhiều hoạt động thiết thực, Công đoàn các cấp huyện Thanh Trì đã hành động cụ thể, chăm lo sát sườn đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Tin khác

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang từng bước hình thành tầm nhìn mới trong việc phát triển công nghiệp văn hóa. Hiện, Thành phố đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, các khu công nghiệp, nhà máy cũ nằm trong nội đô cũng cần được nhìn nhận lại với tư duy tái sinh đô thị sáng tạo.
Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm

Chiều 14/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung.
Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.
Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Tính năng biến ảnh cá nhân thành mô hình đồ chơi bằng Chat GPT đã gây sốt trên mạng xã hội suốt những ngày qua. Tuy thế, người dùng cần cẩn trọng và cân nhắc trước khi tải ảnh và các thông tin cá nhân của mình lên các mô hình trí tuệ nhân tạo, bởi nhiều nguy cơ có thể sẽ xảy ra mà bạn không lường trước được.
Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" do Chủ tịch nước truy tặng cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Xem thêm
Phiên bản di động