Giữ gìn cốt cách người Tràng An
Văn hóa người Tràng An sau 10 năm hợp nhất | |
Vùng đất vàng và vượng khí của người Tràng An |
Nếp xưa khơi lại
Đã hơn 30 năm đi qua, kể từ ngày NSƯT Nguyễn Thị Đức Lưu vào vai “Thị Nở” trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Lên phim thì nghệ sỹ Đức Lưu không thuộc lớp diễn viên điện ảnh gạo cội, tham gia nhiều phim, nhưng chỉ riêng vai diễn Thị Nở, bà đã “ghim” tên mình vào lịch sử điện ảnh Việt Nam. Đến nay đã hơn 80 tuổi, thế nhưng người phụ nữ ấy vẫn đẹp. Cái “đẹp” không chỉ toát ra ở vẻ ngoài mà còn thể hiện trong cốt cách của một người phụ nữ Hà thành văn minh, thanh lịch, luôn tự tin và mang khát vọng sống tràn trề.
NSƯT Đức Lưu vốn sinh ra ở xứ Đoài mây trắng, thoát ly gia đình từ năm 15 tuổi. Năm ấy, bà trở thành hộ lý băng bó vết thương phục vụ thương bệnh binh tại chiến trường Điện Biên Phủ. Đến năm 1954, bà là một trong các đội quân tiến về tiếp quản Thủ đô. Hơn 80 năm sống, gắn bó với mảnh đất kinh kỳ này bà càng thêm yêu, trân trọng văn hóa người Hà Nội. Bà kể: “Hà Nội trong tôi có lẽ là những điều tuyệt vời nhất. Thủa nhỏ, tôi sống ở mảnh đất Ba Vì, lớn lên đi theo bộ đội, rồi sống ở Hàng Đào, sống trên phố Trần Hưng Đạo. Có thể nói, cả cuộc đời của tôi đã gắn bó với Hà Nội. Giờ nhắm mắt, tôi cũng có thể hình dung ra các con phố, ngõ ngách của Hà Nội xưa”.
NSƯT Đức Lưu cho rằng Hà Nội thanh lịch thì sẽ mãi thanh lịch (Ảnh: K. Tiến) |
Có thể thấy, sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hóa, người phụ nữ ấy cũng có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc và tỏa sáng vẻ đẹp của phẩm cách, tâm hồn. Cái thanh, cái đẹp của người Hà Nội xưa cũng hiển hiện trong bà ở giọng nói, phát âm chuẩn mực, nhẹ nhàng; cách ăn mặc hết sức giản dị nho nhã; lối giao tiếp khiêm nhường, mến khách; cách ăn uống thanh cảnh, điềm đạm nhưng không kém phần tinh túy.
Nhớ về Hà Nội xưa, NSƯT Đức Lưu lại nhớ đến từng kỉ niệm, từ những ngày hẹn hò đầu tiên, những lần nắm tay chồng đi Hồ Gươm hóng gió. Bà nói: “Người Hà Nội xưa thanh lịch lắm. Tôi vẫn còn nhớ như in những kí ức mới như ngày nào. Phố Hàng Gai nổi tiếng thanh nhã vì đây là “phố văn học”, chuyên bán sách. Trong phố, ít khi có tiếng xô xát, có việc gì cũng chỉ cần “nói ý” là xong chuyện. Còn phố Hàng Đào với các cửa hiệu tủ kính san sát, bóng bẩy các cô bán hàng lịch sự, khách đi qua nhẹ nhàng mời xem hàng”.
Trong con mắt của NSƯT Đức Lưu, nhìn chung, người Hà Nội sống với nhau chân tình, cởi mở, biết “nể”, tránh những việc “mất lòng”. Cùng xóm, cùng phố thấy mặt là đon đả chào nhau trước, hỏi thăm, hỏi đón. Còn khi ai đi vắng thì “gửi nhà nhau”. Ngoài ra, mặc dù sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo nàn, thế nhưng người Hà Nội xưa vẫn giữ cho mình lối sống trật tự, nguyên tắc. Điều này thể hiện rõ ở những nhà hàng phố, khi chẳng nhà nào lấn ra đường, dù chỉ một chút vì sợ “mang tiếng”.
Cái “hồn” của Hà Nội còn mãi
Khi được hỏi rằng: “Là người gốc Hà Nội, chứng kiến sự thay đổi của Hà Nội từ xưa đến nay, chúng ta cần phải làm gì để lưu giữ và phát huy tính cách đặc trưng của người Hà Nội?”, NSƯT Đức Lưu trầm ngâm mà cho rằng: “Hà Nội đã là thanh lịch thì sẽ mãi thanh lịch. Tôi tin rằng, dù ở hiện tại, Hà Nội đôi lúc vẫn xuất hiện ở vẻ ngoài xô bồ, bụi bặm nhưng bản chất bên trong vẫn đẹp đẽ”. |
NSƯT Đức Lưu nói rằng, Hà Nội đã khác xưa nhiều lắm, nhưng hiện nay Hà Nội vẫn đang vận động, đang vươn mình, đang tinh lọc. Hà Nội không những là nơi quần cư của dân tứ xứ, tạo nên Kẻ Chợ, mà còn là nơi tụ họp của dân một xứ ở những thời kỳ khác. Ví như thời kỳ nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra, kéo theo hàng loạt người Ninh Bình, rồi người Bắc Ninh. Đến đời Trần, thì dân cư sông nước của Nam Định, Thái Bình lại kéo lên. Rồi nhà Lê đưa người Thanh Hóa ra, thời Mạc đưa người Hải Phòng lên… Họ về Hà Nội, mang theo cả văn hóa lẫn lối sống.
Hay có những thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, người Hà Nội gốc tản cư đi nơi khác. Những thời kỳ đó, nếp sống, nét ứng xử đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, khi đất nước hưng thịnh, những nét tinh hoa của văn hóa người Hà Nội lại hiện về rõ rệt, làm nên nét đặc trưng không lẫn vào đâu được.
NSƯT Đức Lưu kể, nhiều lần, bà đến những nơi khác, gặp những người tri thức đã từng đến Hà Nội, bà thường hỏi: “Điều gì ấn tượng nhất ở Hà Nội?”. Điều bất ngờ là phần lớn họ không ca ngợi vẻ đẹp của Hà Nội mà người ta lại ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đặc biệt, những du khách người nước ngoài tỏ ra vô cùng ngạc nhiên về tính lịch sự, tinh tế trong cách ứng xử, giao tiếp của người Hà Nội. Sự tinh tế thể hiện qua từng lời nói, ra cả tiếng nói, rồi trang phục thanh nhã, hài hòa. Ngay cả chuyện ăn uống của người Hà Nội cũng cầu kỳ, tinh tế đến nỗi ít đâu có được.
Thế nhưng, có lẽ điều mà nhiều người ấn tượng nhất lại là sự ứng xử giữa con người với con người, giữa vợ chồng với nhau, giữa con cái với cha mẹ, giữa làng xóm với nhau và giữa gia chủ với khách. Sự chuẩn mực trong ứng xử đã tạo ra một nét riêng, gây ấn tượng mạnh của người Tràng An. Rất nhiều năm về trước, chồng NSƯT Đức Lưu mắc bệnh phải nằm một chỗ. Người đàn bà ấy đã dùng hết 5 năm của mình để chăm sóc ông mà không một lời kêu than. Ông bệnh, nằm trên giường như người thực vật. Đã có lúc bà tưởng chừng như mọi thứ bất hạnh đều đổ ập đến mình, bà tuyệt vọng. Trong chính thời điểm khó khăn nhất, sự động viên của gia đình, anh em, bạn bè, hàng xóm…đã khiến bà vượt qua tất cả.
Rồi đến khi chồng qua đời, người đàn bà ấy lại nén đau thương, sống tiếp cuộc đời, mang yêu thương chia sẻ tiếp cho những mảnh đời bất hạnh. “Tôi đã nhận được rất nhiều tình thương, sự giúp đỡ của mọi người. Vậy cho nên tôi cho rằng mình phải chia sẻ. Tôi cùng một số người thành lập Trung tâm Thiện nguyện Nối vòng tay lớn. Hàng năm, trung tâm đều đã đến thăm và trao quà từ thiện cho các em học sinh gặp khó khăn tại các tỉnh vùng cao như Cao Bằng, Sơn La, Hà Giang, Hà Nam…”
Ở cái tuổi “gần đất xa trời” thế nhưng điều đáng quý ở người phụ nữ này là hễ cứ ai nhắc đến việc đi làm việc phúc đức, thiện tâm là bà sẵn sàng xách túi lên đường không ngại tuổi tác, không ngại đường xa. Qua hình ảnh của NSƯT Đức Lưu, ta thấy được cốt cách của người Hà Nội trong xử thế trước cuộc đời. Ngẫm ra, giữ gìn và phát triển văn hóa Hà Nội chính là từ những con người bình dị ngoài kia, bởi họ vẫn có những nét tinh tế và chiều sâu tâm hồn, chất thanh lịch vẫn hiển hiện. Đừng vội nhìn cái xô bồ mà bảo thanh lịch Tràng An giờ là hoài niệm.
K. Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30