-->

Giấy dó cuộc hành trình trở về: Ký ức về một thời huy hoàng (Kỳ 1)

(LĐTĐ) “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”, nghề làm giấy xưa đã đi vào ca dao của người Việt như một niềm tự hào, một nét tinh hoa, và nghề làm giấy dó của người Việt cũng đã có một truyền thống khá lâu đời. Tuy nhiên, hành trình của một chất liệu văn hóa Việt trong lịch sử từ ngàn xưa cho tới hôm nay đã trải qua những thời kỳ gian khó, để bây giờ tồn tại một cách lay lắt khiến cho những người yêu văn hóa truyền thống cảm thấy nuối tiếc.
giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1 Công chúng thích thú chiêm ngưỡng quy trình sản xuất giấy Dó ở Hà Nội
giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1 Khai mạc trưng bày, giới thiệu nghề truyền thống với chủ đề “Dó Việt Xưa – Nay”

Trước đây, khi chưa có giấy hiện đại, giấy dó thủ công được dùng để viết và in sách, cũng như để ghi chép các văn kiện nhà nước, để đi học, đi thi. Hầu hết sách cổ, sách Hán – Nôm đều được in trên các loại giấy dó. Nhờ có giấy dó, với đặc tính quý của nó mà ngày nay chúng ta còn kế thừa được kho tàng di sản lịch sử văn hoá đồ sộ, phong phú của dân tộc.

Di sản vô giá

Cũng như một số nghề truyền thống khác của người Việt xưa, nghề làm giấy dó đã có nhiều thế kỷ hưng thịnh trước khi bị dòng thời gian và sự biến đổi, phát triển của xã hội làm mai một. Được đánh giá là một trong những loại giấy bền nhất thế giới có niên đại lên đến 500 – 600 năm, giấy dó một thời huy hoàng trong đời sống người Việt.

Trước khi làm ra giấy, từ thời cổ, người Việt cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới đã dùng các loại vật liệu khác để ghi chép như khắc trên đồng, trên đá, trên mai rùa, xương thú, trên đất sét, đất nung, viết trên tre, nứa, trúc, trên lá cọ, trên lụa,... Những loại “sách vở” ấy đến nay còn lại khá nhiều ở nước ta. Các nhà khảo cổ, các nhà dân tộc học gần đây còn phát hiện được sách đồng ở Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và sách đá ở Thanh Hoá…

giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1
Nghệ nhân đang thực hiện một công đoạn làm giấy dó

Có thể nói, giấy dó là chất liệu của trí thức Việt, giấy để học chữ, viết chữ, làm thơ, làm sách truyền bá tri thức trong xã hội. Tất cả thể văn thư hành chính dưới thời phong kiến xưa như: Sắc phong, độ điệp, chiếu, chế, biểu, tấu, sớ, trạng đều được viết trên giấy dó. Đối với đời sống văn hóa cộng đồng, giấy dó là chất liệu để viết câu đối, viết thư pháp, để vẽ tranh thờ, tranh trang trí, để chép kinh Phật, viết sớ cúng… Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn vào các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội…

Họa sĩ Đào Ngọc Hân - Ủy viên BCH Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo cổ học ứng dụng cho biết, nghề làm giấy dó ở Việt Nam xuất hiện trong sử sách và các tư liệu vào thế kỷ thứ 3 cho đến khi nước Đại Việt ra đời, định đô ở Thăng Long. Vào thời xưa, giấy dó rất hưng thịnh, trong các khu chợ bán giấy như làng Yên Thái, Nghĩa Đô, Cầu Giấy… người mua kẻ bán rất tấp nập, cả làng trắng xóa bởi giấy dó đem phơi…

Theo họa sỹ Đào Ngọc Hân, câu chuyện về tổ nghề giấy ở Việt Nam có nhiều dị bản khác nhau nhưng nhìn chung, theo những ghi chép về giấy của ta thời thượng cổ do người Việt viết thì đến nay vẫn chưa tìm thấy trong vốn sách sử cổ còn sót lại của nước nhà. Sách “Thiên tự Văn” của Trung Quốc viết rằng: Thái Luân đã sáng chế ra giấy, bằng cách dùng vỏ cây có xơ, gọi là ma chỉ, dùng vải cũ, lưới đánh cá cũ giã ra làm giấy gọi là võng chỉ, dùng cây dó làm giấy gọi là cốc chỉ. Thái Luân làm quan và chế ra giấy vào đời vua Hoà Đế nhà Hán.

giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1
Vỏ cây dó qua kỹ thuật của người Việt có thể dùng làm ra giấy có độ bền lên đến 500-600 năm.

Trong quá trình lịch sử, trên lĩnh vực sản xuất giấy, thợ thủ công Việt Nam đã tỏ ra hết sức tài khéo. Họ làm ra nhiều loại giấy, trong đó có một số loại giấy quý, rất đẹp và qua thử thách của thời gian, khí hậu, đã tỏ ra vô cùng bền. Do đó, ngay từ thời vua Lý Cao Tông (1176-1210) một số loại giấy tốt của ta đã thuộc vào hàng đặc sản cống phẩm cho nhà Tống.

Khoảng cuối đời nhà Lý đến đầu đời nhà Trần mới thấy có tài liệu lịch sử ghi lại rằng: “Ở phía Tây của kinh đô Thăng Long, có một xóm thợ thủ công chuyên về làm giấy. Đó là phường giấy làng Dịch Vọng. Gần đấy có Cầu Giấy”. Đến thế kỷ thứ 15, một phường làm giấy khác nổi lên, phồn thịnh hơn cả phường giấy Dịch Vọng, đó là phường giấy Yên Thái (làng Bưởi - Hà Nội). Sách “Dư địa chí” trong “Nguyễn Trãi toàn tập” của Nguyễn Trãi có nói đến làng giấy này. Nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn, ở thế kỷ 18, trong bộ sách bách khoa “Vân đài loại ngữ” của ông đã có khảo cứu về nghề làm giấy ở nước ta…

Như vậy, nghề làm giấy ở nước ta có lịch sử lâu đời và đến đầu thế kỉ 18 thì đã phát triển khá rộng rãi ở nhiều địa phương. Sản lượng giấy lúc này đạt mức đủ đảm bảo để in được nhiều sách bằng “giấy nội hoá”.

Tổ nghề giấy dó ở Hà Nội

Cũng theo họa sỹ Đào Ngọc Hân, có nhiều phiên bản khác nhau về nghề làm giấy dó cho nên các làng giấy ở Hà Nội cũng có ngày giỗ tổ nghề khác nhau. Ví dụ như ở làng An Cốc (Phú Xuyên, Hà Nội), nghe lớp thợ già truyền rằng, làng tôn thờ hai vị tổ nghề làm giấy. Một vị tổ nghề có tên là Thái Luân, truyền nghề cho dân gian từ cuối thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Vị tổ thứ hai, không rõ họ tên là người làng, sau khi đi sứ Trung Hoa học được nghề làm giấy đã đem nghề về truyền dạy cho dân làng, rồi ông lên kinh thành Thăng Long truyền dạy nghề làm giấy dó cho dân hai làng Nghĩa Đô, Yên Thái.

Mỗi năm làng An Cốc giỗ tổ hai lần, lần thứ nhất vào ngày 9, ngày 10 tháng Giêng, lần hai vào ngày 9 đến 12 tháng 8 Âm lịch. Vào những ngày này, thợ làm giấy từ Yên Hòa, Yên Thái - vốn xuất thân từ An Cốc - đều nhớ ngày giỗ tổ mà về.

Làng nghề giấy dó Yên Thái (làng Bưởi) ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội cũng không biết nghề làm giấy dó ở vùng này xuất hiện từ bao lâu rồi, nhưng nó đã trở nên nổi tiếng và đi vào ca dao thành một điểm đặc trưng cho các làng nghề ở đất Thăng Long - Hà Nội. Từ trước thế kỷ 13, nghề làm giấy đã có tại thôn Dịch Vọng. Sau đó, nghề này lan truyền dần qua các địa phương ven sông Tô Lịch như Yên Hòa (tục gọi là làng giấy), Hồ Khẩu, Đông Xã, Yên Thái, Nghĩa Đô, trong đó tập trung và phát triển nhất là thôn Yên Thái. Truyền thuyết ghi lại, đầu tiên ông tổ nghề giấy truyền nghề cho dân làng Yên Hòa, rồi lần lượt qua các làng khác. Ngay đến ông tổ nghề giấy cũng không rõ họ tên là gì, mặc dù vẫn được thờ phụng trong các làng làm giấy xưa. Dân làng vùng Yên Thái, Yên Hòa… thì lấy ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ.

Nghề giấy còn phát triển ở một số các dân tộc thiểu số, ví dụ như dân tộc Cao Lan thì làm giấy dó để vẽ tranh và đục các hoa văn cho nghi lễ truyền thống. Người Mông ở Sơn La thì làm giấy bằng tre để dùng cho các nghi lễ tâm linh..

Giấy dó đi từ hoang sơ bước vào văn hóa Việt và trang điểm cho nền văn hóa lâu đời của người Việt. Khi xã hội phát triển, không cần dùng giấy dó để viết nữa thì nghề làm giấy cũng vì thế mà mai một. Nhưng không vì thế mà giấy dó bị chìm vào lãng quên, bởi bây giờ giá trị văn hóa ấy sẽ bước sang một giai đoạn mới dành cho nền nghệ thuật sáng tạo. Các họa sỹ, nghệ sỹ là là những người tiếp nối để giấy dó có cảm xúc hơn, sống động hơn trong tâm hồn người Việt.

Bảo Thoa

Kỳ 2: Hồi sinh trong nghệ thuật

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động