Giao thông vận tải thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô
Diện mạo Thủ đô ngày một đổi thay
Trong những năm vừa qua, thành phố Hà Nội đã liên tục chú trọng đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông. Bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều đổi thay rõ nét về diện mạo với gam màu tươi sáng.
Minh chứng dễ thấy, Hà Nội đã từng bước đưa vào khai thác, vận hành hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông đô thị quan trọng; góp phần tăng khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Có thể thấy, nhiều con đường, nút giao thông đã được xây dựng rộng rãi, khang trang như: Vành đai 2, cầu Vĩnh Tuy, đường Vành đai 3, trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), Quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường vành đai 2,5 và 3,5; các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng như nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - đường Thanh Niên, đường nối từ Vành đai 3 đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Tản Lĩnh - Ba Vì... những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.
Hạ tầng giao thông Hà Nội ngày càng phát triển đồng bộ và hiện đại. |
Ngoài ra, nhiều tuyến cao tốc quan trọng kết nối vùng, lấy Thủ đô làm trung tâm đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Pháp Vân - Cầu Giẽ... thúc đẩy giao thương, văn hóa, góp phần khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định, bền vững của Thủ đô. Đặc biệt, hiện Hà Nội đã khởi công Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và đang được tích cực triển khai. Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (dự án đường Vành đai 4) có tổng chiều dài khoảng 112,8km, qua địa phận thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh. Đây là dự án quan trọng quốc gia, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị...
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông vào vận hành, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh - khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường. Thành phố đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội, để đưa vào khai thác vận hành trước đoạn trên cao vào năm 2024; tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị còn lại. Những thành tựu và kết quả đạt được trong phát triển hạ tầng đã góp phần giảm tải áp lực giao thông cho Thủ đô, từng bước hạn chế ùn tắc và tại nạn giao thông trên địa bàn, tăng cường kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Có thể nói, giao thông vận tải đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô. |
Xác định tầm quan trọng của dự án đường Vành đai 4, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thể hiện sự quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết, tập trung, đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện. Hà Nội chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh lân cận trong triển khai dự án, tổ chức thực hiện nhanh, hiệu quả từng nội dung có liên quan đến địa phương mình, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án.
Có đường xá, hệ thống phương tiện vận tải phải đồng bộ, đóng vai trò hết sức quan trọng. Với lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, thời gian qua mạng lưới xe buýt Hà Nội tiếp tục được phát triển, điều chỉnh hợp lý hóa để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Cụ thể, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố gồm 154 tuyến (trong đó 132 tuyến buýt trợ giá, 8 tuyến buýt không trợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City tour).
Đáng chú ý, mạng lưới xe buýt hiện đã tiếp cận 30/30 quận, huyện, thị xã đạt 100%; 512/579 số xã, phường thị trấn, đạt 88,4%; 65/75 bệnh viện đạt 87%; 192/286 các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông đạt 67%; 27/27 các khu công nghiệp lớn đạt 100%; 33/37 các khu đô thị đạt 89,2%; 23/24 làng nghề đạt 95,8%; 23/25 khu di tích lịch sử văn hoá khu du lịch đạt 92%; Xe buýt cũng kết nối với 7 tỉnh thành lân cận như: Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc.
Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện kết nối
Nghị quyết Đại hội XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định tầm nhìn dài hạn cho Thủ đô trong khoảng 25 năm tới. Đó là đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ Thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh, bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa; GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD…
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Hà Nội tập trung triển khai hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó Hà Nội tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô; phát triển mạnh hạ tầng số, công nghệ thông tin, dữ liệu... kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Soi chiếu vào thực tế, những quyết sách của Hà Nội thời gian qua là hết sức đúng đắn. “Đường mở tới đâu, đô thị theo tới đó”, chẳng khó để thấy sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông đã mang lại sự khởi sắc cho bộ mặt đô thị, tình trạng ùn tắc giao thông cũng được cải thiện đáng kể.
Hình ảnh Hà Nội xưa với 36 phố phường, 5 cửa ô nay được điểm thêm bằng hình ảnh của những tuyến cao tốc, đại lộ thênh thang; những cây cầu vươn mình mạnh mẽ vắt qua sông Hồng. Từ chỗ chỉ có cây cầu di sản Long Biên được xây dựng từ thời Pháp, cầu Chương Dương và Thăng Long được khánh thành năm 1985, đến nay, Hà Nội đã có nhiều cây cầu lớn, như Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Đông Trù, Vĩnh Thịnh.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang tích cực được Hà Nội đẩy mạnh triển khai. Khi hoàn thiện, dự án sẽ thúc đẩy kinh tế Thủ đô và các vùng lân cận. |
Nhờ giao thông phát triển, những vùng đất ven đô hoang vắng trước đây đã chuyển mình mạnh mẽ, tiêu biểu như trục cao tốc Láng - Hòa Lạc, sau khi đưa vào khai thác kéo theo hàng loạt khu nhà cao tầng đua nhau mọc lên hai bên đường.
Được biết, thời gian tới Hà Nội cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị còn lại, làm cơ sở khởi công trong giai đoạn 2025 - 2030; nghiên cứu quy hoạch vị trí sân bay thứ 2.
Đặc biệt, tại Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng 10 cầu vượt sông Hồng gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4), Thăng Long mới (Vành đai 3), Tứ Liên, Thượng Cát, Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
Rõ ràng, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân Thủ đô công cuộc xây dựng, nâng cao đời sống người dân đã và đang có những bước chuyển mạnh. Tin tưởng rằng, trong tương lai không xa, bằng sự quyết tâm không ngừng nghỉ, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô
Giao thông 22/01/2025 09:41
Hà Nội: Xe buýt hoạt động xuyên Tết phục vụ nhân dân
Giao thông 20/01/2025 17:27
Hơn 4 triệu lượt hành khách đi, đến tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp cao điểm Tết
Giao thông 20/01/2025 16:18
Sáng 20/1, đường Nguyễn Xiển hướng đi Nguyễn Trãi thoáng, hướng đi Khuất Duy Tiến tắc "không lối thoát"
Giao thông 20/01/2025 11:23