-->

Giao thoa nghệ thuật Việt - Pháp qua “Điểm nhìn chung”

Trong khuôn khổ Liên hoan “Múa đương đại: Sự gặp gỡ Á - Âu 2017”, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội - L’Espace tổ chức triển lãm ảnh “Điểm nhìn chung” của 8 nghệ sĩ Pháp và Việt Nam, từ ngày 7 - 17/9/2017. Triển lãm là sự giao thoa Pháp - Việt về nghệ thuật múa qua nhiều góc nhìn.
giao thoa nghe thuat viet phap qua diem nhin chung “Gió Thu” - Cuộc giao thoa của tình yêu nghệ thuật
giao thoa nghe thuat viet phap qua diem nhin chung Sự giao thoa của 2 chiều ý tưởng
giao thoa nghe thuat viet phap qua diem nhin chung
Một tác phẩm của Nguyễn Kiều Linh.

Các tác giả của triển lãm ảnh gồm: Virginie Kahn, Jean Barak, Sylvain Mestre, Nguyễn Kiều Linh, Nguyễn Thế Dương, Tuấn Đào, Trần Kỳ Anh và Trịnh Xuân Hải. “Điểm nhìn chung” gồm 2 triển lãm có cùng nội dung, được thực hiện tại TP.Lyon (Pháp) và triển lãm tại L’Espace Hà Nội là phần nối tiếp triển lãm đầu tiên của giám tuyển trẻ Nguyễn Kiều Linh, diễn ra trong khuôn khổ Biennale múa Lyon 2016.

Nếu như múa là một trong số những “đặc sản” nổi tiếng thế giới của Lyon, thì nhiếp ảnh là một công cụ lý tưởng để tôn vinh nghệ thuật múa. Bởi lẽ đó, Nguyễn Kiều Linh đã quyết định thực hiện dự án “Điểm nhìn chung” để kết hợp 2 bộ môn nghệ thuật này. Các tác phẩm ảnh và video trong triển lãm sẽ mang đến cho người xem những tư liệu thú vị về múa đương đại dưới mọi góc độ.

Nguyễn Kiều Linh học tập tại Lyon từ năm 2011, hiện theo học song song chuyên ngành kinh tế tại Đại học Lumière Lyon 2 và Chuyên ngành nhiếp ảnh tại Đại học Condé, là thành viên khóa 2016 của Tổ chức Đại sứ trẻ và tình nguyện viên nhóm múa của Hội văn hóa Việt Nam tại vùng Rhône-Alpes (ACVR).

giao thoa nghe thuat viet phap qua diem nhin chung
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trịnh Xuân Hải.

Nổi tiếng qua những bộ ảnh chụp Sài Gòn nhìn từ trên cao, Nguyễn Thế Dương đến với nhiếp ảnh chụp múa đương đại bởi những cơ hội được tiếp cận vào công việc vất vả của các vũ công múa đương đại trên sân khấu. Anh luôn ghi được những khoảnh khắc đẹp nhất, sống động nhất của mỗi vở múa.

Tuấn Đào là gương mặt quen thuộc trong giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp tại Hà Nội. Anh tâm sự: “Tôi thích chụp ảnh về chuyển động. Những chuyển động này phá vỡ sự im lặng của bức hình. Vì thế, tôi đã chọn nhiếp ảnh múa đương đại. Mỗi cử động của nghệ sĩ kết hợp hài hòa với âm nhạc và ánh sáng, tạo ra những tác phẩm độc đáo, ấn tượng và đầy hứng khởi”.

giao thoa nghe thuat viet phap qua diem nhin chung
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Virginie Kahn.
giao thoa nghe thuat viet phap qua diem nhin chung
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Jean Barak.

Với Trịnh Xuân Hải, các tác phẩm của anh luôn có một sự kết hợp hài hòa giữa từng khoảnh khắc, động tác và ánh sáng, giúp người xem cảm nhận được cái đẹp của môn nghệ thuật múa ballet. Anh đã vinh dự được tham gia vào một số sự kiện nghệ thuật nổi tiếng thế giới: Triển lãm “Cảm ứng kỳ diệu của vũ đạo” tại TP.Sumy (Ukraina), Triển lãm 100 kỳ quan của thế giới lần thứ 6 tại Saint-Petersburg…

Còn nhà nhiếp ảnh trẻ Trần Kỳ Anh cũng đã góp mặt trong nhiều sự kiện và dự án nghệ thuật tại TP.Hồ Chí Minh. Anh yêu thích nhiếp ảnh đương đại bởi tính sáng tạo trong biểu đạt. Ở đó, anh luôn chú trọng tới sự mới lạ cho mỗi khung hình, hơn là chỉ nhìn vào kỹ thuật.

Virginie Kahn là nhiếp ảnh gia người Pháp chuyên chụp các buổi biểu diễn, đồng thời là một nhà dựng phim. Cô học múa từ lúc trẻ, coi múa như một sự giải phóng, đôi lúc lại như một lối tu khổ hạnh, nhưng trên hết là niềm đam mê dành cho nó. Ngược với bộ môn nghệ thuật hình thể này là nhiếp ảnh: Ghi lại những khoảnh khắc kỳ diệu của chuyển động, cho chúng một đời sống mới.

Với Jean Barak, hình ảnh các nghệ sĩ ở trên sân khấu, trong phòng hóa trang, hay khi tập luyện… đều được anh ghi lại để cho người xem hiểu rõ hơn về những sự thật giấu kín đằng sau ánh đèn sân khấu rực rỡ. Jean Barak đã thực hiện nhiều triển lãm về nhiếp ảnh múa đương đại, về các nhạc công và ca sĩ, về kịch và nhiều đề tài khác.

Nhiếp ảnh gia người Pháp Sylvain Mestre tự học chụp ảnh từ bé và trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh từ năm 2014. Đến với nhiếp ảnh múa một cách tình cờ, trong một lần chụp ảnh cho buổi biểu diễn ở lớp của con gái mình, anh đã nhận thấy, đây chính là thể loại nhiếp ảnh đòi hỏi kỹ thuật cao và giàu tính nghệ thuật nhất. Hiện anh vẫn tiếp tục khám phá nhiều phương diện khác của môn nghệ thuật này.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động