Giáo dục di sản: Tăng tính tương tác, trải nghiệm
Ấn tượng Di sản Văn hóa - Du lịch biển đảo Việt Nam | |
Nhiều sự kiện đặc sắc tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI 2017 | |
Di sản văn hóa quý giá của dân tộc |
Tiếp cận còn thụ động
Trước đây, khi đi tham quan các di tích, học sinh chỉ được xem, nghe, nhìn một cách đơn thuần. Điều này không giúp học sinh chủ động khám phá, chắt lọc thông tin, kiến thức về các di tích. Ngoài ra, học sinh còn bị hạn chế sự sáng tạo do thực hiện thụ động theo hướng dẫn viên nghe những bản thuyết minh chung chung.
Ông Nguyễn Thành Nam, thành viên nhóm “Cánh buồm”, người có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục di sản cho rằng: “Những chuyến thăm quan bảo tàng, di tích của các em học sinh không để lại bài học thực tế sâu sắc. Bởi những điểm đến này không có nội dung riêng cho từng cấp học mà là những bài thuyết minh chung chung, khiến nhiều em học sinh không có sự tương tác với nơi mình đến tham quan”.
Đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm, ông Lê Trọng Thanh, Giám đốc công ty Tùng Lâm ,Yên Tử cho hay: “Chúng tôi có khai thác dịch vụ giáo dục cho thế hệ trẻ tại Yên Tử. Có những năm công ty miễn toàn bộ giá vé cáp treo cho học sinh, sinh viên nhưng không ai đến. Và nếu học sinh, sinh viên tại Uông Bí có đi thăm Yên Tử thì sẽ được miễn phí bữa trưa nhưng cũng không ai đến. Vậy câu chuyện đó nằm ở đâu? Tôi nghĩ là nằm ở chính sản phẩm của các di tích, bảo tàng. Thu hút bằng cách nào, tôi cho rằng các chương trình tham quan còn “tĩnh” quá, cần thêm nhiều hoạt động, trò chơi để các em tự trải nghiệm, tương tác lẫn nhau”.
Đại diện khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bà Hoàng Yến cho rằng, hướng tiếp cận rất đúng đắn khi giáo dục di sản cho đối tượng là các em học sinh – thế hệ trẻ tương lai. Tuy nhiên, việc tham quan của các em học sinh chưa đạt hiệu quả không hẳn từ phía các di tích, bảo tàng mà còn nằm ở các nhà quản lý giáo dục.
Cụ thể, ở đây ban quản lý di tích và các nhà quản lý giáo dục chưa có sự liên kết chặt chẽ. Theo bà Yến, chương trình “Em làm nhà khảo cổ” cho lứa tuổi Tiểu học lớp 4,5 ở Hoàng thành Thăng Long đã được triển khai từ năm 2013 nhưng không hoạt động được lâu dài. “Đến năm 2016, chúng tôi đã chủ động liên kết chặt chẽ với phòng giáo dục quận, huyện cũng như Ban giám hiệu các nhà trường. Vì thế chương trình này được triển khai rất hiệu quả, có sự lan tỏa, thậm chí số lượng học sinh tham gia đông đến mức quá tải”- bà Yến cho hay.
Cũng theo bà Yến, Ban giám hiệu các nhà trường cũng cần phải có sự thay đổi nhận thức. Bởi hiện nay, đa phần các trường thường mặc định giữa kỳ 1 và giữa kỳ 2 là cả trường đến tham quan rất đông, khoảng 1000 học sinh. Các cháu đến nghe được gì thì nghe rồi về. “Tôi cho rằng các nhà quản lý giáo dục cần có sự thay đổi nhận thức, là đi theo nhóm hoặc theo lớp vài chục cháu, như vậy mới tiếp cận di sản được sâu rộng nhất. Thêm nữa, theo tôi, mỗi đơn vị di tích nên cần có những phòng tương tác với đầy đủ dụng cụ, mô hình để các em học sinh có không gian trải nghiệm, thỏa sức sáng tạo”.
Chương trình giáo dục di sản này hướng tới việc tổ chức cho học sinh đến thăm quan di tích theo lớp. Chỉ có tổ chức theo nhóm nhỏ thì việc học tập, trải nghiệm mới đạt hiệu quả cao. Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định, với việc học tập, trải nghiệm di sản hiệu quả góp phần quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng sống, đặc biệt là sự thích ứng, sáng tạo của học sinh. Thông điệp của cuộc tọa đàm góp phần giúp các đơn vị quản lý di sản và trường học có thêm kinh nghiệm và quyết tâm thực hiện cách tiếp cận mới về giáo dục di sản tại các bảo tàng, di tích. |
Mở ra hướng đi mới
Từ năm 2016, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã triển khai thí điểm cách tiếp cận mới trong giáo dục di sản ở di tích. Cách tiếp cận mới về giáo dục di sản này đòi hỏi các cán bộ giáo dục di sản phải nghiên cứu và phối hợp với các thầy cô giáo để xây dựng các chương trình giáo dục về di sản gắn liền với mục tiêu đào tạo, chuẩn kiển thức giáo dục của từng cấp học, từng khối lớp và phù hợp với yêu cầu của từng môn học.
Chương trình có khả năng tích hợp với tất cả môn học. Làm thế nào để thông qua di sản có thể tiếp cận với nhiều kiến thức của môn học khác. Tuy nhiên, mỗi môn học chỉ lựa chọn những nội dung phù hợp nhất của di sản để tích hợp, tránh quá nhiều, tràn lan, học sinh khó tiếp thu. Ví như, Văn Miếu – Quốc Tử Giám có nhiều nội dung, khía cạnh để có thể khai thác cho học sinh Tiểu học, tuy nhiên nội dung nào phù hợp với đối tượng nào thì cán bộ giáo dục cần có sự nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng.
Việc xây dựng ma trận gắn kết giữa di tích và chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng cho từng môn học của từng khối lớp sẽ giúp cán bộ giáo dục lựa chọn được những chủ đề hoạt động phù hợp nhất cho các em học sinh.
Nhờ đó, học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm mang tính chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua một khung chương trình do cán bộ di tích thiết kế theo 3 bước: trước tham quan, trong tham quan và sau thăm quan. Trước tham quan là hoạt động do giáo viên tổ chức tại lớp học, giúp học sinh chuẩn bị các thông tin (về di tích) trước chuyến tham quan, trải nghiệm tại các di tích; gắn kết di sản với chương trình của học sinh.
Trong tham quan là hoạt động tại di tích: cán bộ giáo dục hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm đã được thiết kế theo chủ đề di sản. Sau tham quan là hoạt động đặc biệt được chú trọng, đòi hỏi sự sáng tạo của học sinh và thầy cô giáo. Việc giáo viên định hướng đúng và khéo léo, linh hoạt bố trí, sắp xếp đủ thời gian sẽ giúp học sinh có được những sản phẩm sáng tạo hiệu quả sau một chuyến tham quan trải nghiệm.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05