-->

Gian nan chống buôn lậu cuối năm

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cuối năm, khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng mạnh cũng chính là thời điểm hàng lậu được vận chuyển về với khối lượng lớn. Vì vậy, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng.
gian nan chong buon lau cuoi nam Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020
gian nan chong buon lau cuoi nam Hà Nội tăng cường quản lý thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển giá
gian nan chong buon lau cuoi nam Hà Nội: Chủ động kế hoạch ngăn ngừa, phòng chống buôn lậu dịp cuối năm

Diễn biến phức tạp

Theo Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội), do thị trường Hà Nội ngày càng phát triển mạnh, giao thương hàng hóa lớn, nên hoạt động buôn lậu diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Đơn cử, ngày 24/10, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã kiểm tra phòng 1836 nhà CT12C Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai), phát hiện 164 chiếc điện thoại Samsung, iPhone,... 4 chiếc đồng hồ Smart watch không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

gian nan chong buon lau cuoi nam
Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội thu giữ nhiều hàng lậu trong thời gian gần đây (ảnh HQ)

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 11 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với các lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 17C-098.12 tại khu vực ngã ba quốc lộ 2 giao với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, phát hiện trên xe có 15 tấn thực phẩm và mỹ phẩm các loại không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp, không có kiểm định chất lượng sản phẩm. Qua đấu tranh khai thác, chủ hàng khai nhận toàn bộ số hàng trên được mua trôi nổi từ Trung Quốc với giá khoảng 600 triệu đồng, sau đó vận chuyển về Hà Nội bán kiếm lời,...

Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trịnh Quang Đức cho biết, hai vụ vi phạm trên chỉ là những vụ điển hình trong số 7.065 vụ vi phạm mà Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý trong 10 tháng qua. Đặc biệt, từ nay đến cuối năm là thời điểm các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, buôn lậu hoạt động mạnh nhất trong năm. Đối tượng vi phạm thường lợi dụng những sơ hở trong quản lý đường biên, cửa khẩu của các cơ quan chức năng để vận chuyển trái phép hàng qua biên giới vào nước ta.

Nói về các điểm “nóng” buôn lậu, hàng giả, có thể kể đến chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm). Gần như tất cả các mặt hàng vải vóc, quần áo thời trang “nhái” các thương hiệu lớn đều có ở chợ Ninh Hiệp. Các cuộn vải về đến đây đều được xé lẻ thành từng mảnh, từng tấm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần cho biết, trên địa bàn xã Ninh Hiệp có hơn 2.000 hộ kinh doanh và 95 doanh nghiệp, hoạt động trong cả hai lĩnh vực là kinh doanh vải, quần áo thời trang và dược liệu.

Trong đó, nhiều đối tượng buôn lậu sử dụng các thủ đoạn rất tinh vi. Chẳng hạn, một đơn hàng 1.000 cuộn vải nhưng chỉ ghi hóa đơn 100 cuộn, vận chuyển làm nhiều lần, đối phó việc kiểm tra hóa đơn, chứng từ của các cơ quan chức năng. “Với 7 con đường để hàng lậu đi vào Ninh Hiệp và tới hơn 10 con đường để hàng lậu xé lẻ, theo các xe máy, xe thồ luồn lách trong các ngõ, xóm đi khắp nơi tiêu thụ, trong khi lực lượng chức năng lại mỏng, cho nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát”, ông Thuần cho biết.

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cũng là một điểm “nóng” về buôn lậu. Thông qua đường hàng không, các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, khó lường hơn. Các đối tượng chủ yếu buôn các mặt hàng cấm, có giá trị kinh tế cao như ma túy, vàng, ngoại tệ, sừng tê giác, ngà voi,... với các thủ đoạn gói hàng hoặc được giấu trong người, trong hành lý xách tay hoặc chỉ ghi địa chỉ nhận một cách chung chung, rất khó kiểm soát.

Sẽ kiểm soát chặt các mặt hàng thiết yếu

Tổng cục Quản lý thị trường đã ký Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến hết năm 2020.

Theo kế hoạch, hàng trăm tụ điểm kinh doanh buôn bán hàng giả nổi cộm tại 20 tỉnh, thành phố sẽ nằm trong kế hoạch đấu tranh, kiểm tra, xử lý gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ và Kiên Giang.

Cùng với đó, các mặt hàng sẽ nằm trong diện đấu tranh, kiểm tra, xử lý là thực phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang, trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi ví và các loại mặt hàng khác có xuất hiện tình trạng hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại các địa bàn nổi cộm.

Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh cũng là thời điểm hàng lậu được vận chuyển vào nội địa. Vì vậy, chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhất là vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, tập trung kiểm tra các điểm “nóng” của các lực lượng chức năng.

Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, cuối năm là thời điểm các thương nhân tập kết hàng hóa để phục vụ nhân dân dịp lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2020. Vì thế, các lực lượng chống buôn lậu chủ động làm tốt điều tra cơ bản, nắm tình hình thị trường, lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại; các kho tàng, bến bãi chứa hàng lậu, các địa bàn trọng điểm như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, ga Yên Viên, ga Gia Lâm, sân bay quốc tế Nội Bài,...

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tích cực, chủ động phối hợp với Sở Công Thương, các quận, huyện, thị xã,... tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm vi phạm gắn với mục tiêu ổn định, lành mạnh thị trường; tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp Tết.

Đặc biệt, kiên quyết không để xảy ra tình trạng khan hàng hóa giả tạo để đầu cơ, tăng giá nhằm thu lời bất chính; làm tốt công tác vận động doanh nghiệp, người tiêu dùng tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bên cạnh đó, lực lượng 389 Hà Nội cũng tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng trung ương và các tỉnh biên giới để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng (tiktoker) - người từng gây xôn xao mạng xã hội với đoạn clip thách thức Cảnh sát giao thông, vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Tại huyện Ứng Hòa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong toàn khối, nổi bật là kế hoạch tổ chức Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) năm 2025. Đây là sự kiện mang nhiều ý nghĩa về cả chính trị, văn hóa và xã hội.
Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Ngày 6/5, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn video do camera an ninh ghi lại cảnh một cụ bà ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bị con rắn tấn công ngay trong sân nhà.
Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Chiều 7/5, tuyển futsal nữ Việt Nam đã có chiến thắng ấn tượng 5-3 trước đội tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) trong trận mở màn bảng B - Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Đức Hoà đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục An sinh y tế Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lại Vĩnh Đông, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm và thỏa thuận các nội dung hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động