-->

Giải pháp nào tránh nguy cơ mất trắng tài sản?

Mặc dù đã có quy định, thông tư hướng dẫn cụ thể về việc bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ (BHCN) nhưng qua một số vụ cháy chợ, trung tâm thương mại vừa qua, có thể thấy rằng, dường như BQL chợ và nhiều tiểu thương không mặn mà lắm với quy định trên. Để rồi, khi xảy ra hỏa hoạn, nhiều tiểu thương rơi vào cảnh nợ nần, trắng tay…

Xa lạ với BHCN

Thời gian qua, liên tiếp những vụ cháy chợ xảy ra trên cả nước, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tuy Chính phủ đã có quy định về việc bắt buộc tham gia BHCN, nhưng hầu hết tiểu thương, doanh nghiệp lại không tham gia.

Ngồi bên kiot hàng mã, bà Lê Thị Tình, một tiểu thương ở chợ Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ cháy xảy ra ngày 3/12/2014. Trong vụ cháy chợ Cầu Diễn, gia đình bà bị thiêu rụi 2 kiot, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Được sự giúp đỡ của chính quyền, bạn hàng, đến nay gia đình bà mới mở lại được 1 kiot, còn một cái chỉ để đồ lặt vặt và chưa có vốn để kinh doanh.

Khi được hỏi về việc vì sao không tham gia BHCN, bà Tình cho biết: “Chúng tôi không biết loại hình BHCN là gì. BQL chợ cũng chẳng bao giờ nhắc nhở hay đề cập gì đến bảo hiểm cả. Tôi chỉ biết mỗi tháng phải đóng 200 nghìn đồng tiền lưu kho hàng hóa. Nếu biết có mô hình BHCN thì gia đình tôi tham gia ngay”.

“Gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng nặng từ vụ cháy chợ Nhà Xanh ngày 16/12/2013 nhưng chẳng được hỗ trợ gì. Tôi cũng không bao giờ biết đến BHCN là gì. Các tiểu thương ở chợ này cũng không ai biết mà tham gia. Chính vì vậy, khi xảy ra cháy thì mất hàng, mất tiền, tiểu thương phải tự chịu thôi”, anh Nguyễn Văn Tuấn, một tiểu thương ở chợ Nhà Xanh bức xúc.

Không chỉ bà Tình, anh Tuấn, mà hầu hết những tiểu thương mà phóng viên tiếp cận ở chợ Cầu Diễn, chợ Nhà Xanh và chợ Nhật Tân (những chợ vừa bị cháy) đều khẳng định rằng không hề biết đến BHCN là gì, điều kiện tham gia BHCN ra sao. Nhiều tiểu thương cho biết, nếu được tuyên truyền, tư vấn và biết đơn vị nào cung cấp loại hình BHCN, mọi người sẽ sẵn sàng tham gia bởi nguy cơ xảy ra cháy chợ là khá cao. Nếu tham gia BHCN, không may bị xảy ra hỏa hoạn, tiểu thương vẫn còn cơ hội để gây dựng lại từ đầu.

Tiểu thương chợ Cầu Diễn khóc ngất khi cửa hàng bị bà hỏa ghé thăm

57905

Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Việt Nam, từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy, áp dụng với những cơ sở kinh doanh phải tham gia BHCN bắt buộc như: Chợ, Trung tâm thương mại, chung cư, khách sạn, rạp hát, vũ trường, nhà ga, cửa hàng kinh doanh khí đốt hóa lỏng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu… Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều rào cản khiến khách mua BHCN và doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể gặp nhau.

Cần sự đồng bộ

Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, ước tính, cả nước có khoảng 40 nghìn cơ sở có nguy cơ cháy nổ thuộc diện phải mua BHCN bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có hơn 13 nghìn cơ sở tham gia loại hình BH này. Để nghiệp vụ BHCN triển khai hiệu quả, đại diện nhiều DNBH cho rằng, các ngành chức năng cần có chế tài xử lý vi phạm rõ ràng nhằm nâng cao ý thức của các đối tượng thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm. Phía DNBH cũng cần đẩy mạnh truyền thông để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, chi phí cho công tác PCCC và mua BHCN cũng cần phải được xem như những chi phí cố định khác của DN. Làm tốt công tác PCCC sẽ giúp DN yên tâm sản xuất, kinh doanh đồng thời giảm bớt thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho biết: BHCN không áp dụng cho từng hộ kinh doanh đơn lẻ trong chợ, mà cần phải áp dụng chung cho cả chợ. Để làm được BHCN, chợ phải đảm bảo những tiêu chí về về an toàn cháy nổ. Trong khi đó, rất ít chợ đảm bảo được tiêu chuẩn để cấp giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy. Lý do là bởi, hệ thống điện không đảm bảo, ý thức của tiểu thương trong việc đảm bảo phòng cháy chữa cháy yếu kém, hệ thống cấp nước cứu hỏa còn yếu và thiếu nên nguy cơ cháy là rất cao. Bản thân doanh nghiệp kinh doanh BHCN cũng không mặn mà với những chợ dân sinh, nhỏ lẻ vì nguy cơ rủi ro rất cao. Chỉ một số tòa nhà, trung tâm thương mại cao cấp, doanh nghiệp mới được chú trọng vì cơ sở vật chất đáp ứng được tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.

Ông Lê Huy Thành, Phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên cho biết: “Công tác phòng chống cháy nổ luôn được công ty quan tâm, thường xuyên kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy, tuyên truyền cho tiểu thương biết cách tự phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên hiện tại, chợ Việt Hưng chưa triển khai việc mua BHCN cho tiểu thương. Hơn nữa chưa có đơn vị bảo hiểm nào tiếp cận việc mua BHCN đối với BQL chợ và tiểu thương. Lý do đưa ra là chợ chưa đạt tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ, mức phí tham gia BHCN còn cao. Nếu muốn triển khai được việc thực hiện BHCN thì cần phải có sự đồng bộ. Đơn vị bảo hiểm muốn bán được BHCN thì cần phải điều chỉnh lại mức phí, bởi phí như hiện tại là quá cao, tiểu thương thì chưa nhận thấy được ngay lợi ích khi tham gia loại bảo hiểm này nên cũng không mặn mà”.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi nhận thấy một vấn đề nữa là, sở dĩ các tiểu thương chưa biết đến BHCN ngoài việc do doanh nghiệp kinh doanh loại bảo hiểm này còn thờ ơ thì còn do công tác tuyên truyền của lãnh đạo địa phương, BQL chợ còn thiếu và yếu. Ngoài ra, tiêu chí để được cấp giấy chứng nhận của Sở Cảnh sát PCCC còn quá cao so với thực tế khi đòi hỏi chợ phải có đầy đủ hệ thống báo cháy tự động, có thiết bị chữa cháy, phải có sổ thu chi, theo dõi và ghi chép đầy đủ các danh mục hàng hóa để khi có rủi ro cháy nổ đơn vị bảo hiểm mới có đủ cơ sở xác minh mức độ thiệt hại. Chính sự đòi hỏi tiêu chuẩn quá cao, mô hình kinh doanh ở chợ đa dạng, hàng hóa có sự biến động thường xuyên, không rõ ràng về đầu vào đầu ra, việc xác định giá trị tài sản khó khăn, tỷ lệ rủi ro cao nên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không mặn mà bán loại bảo hiểm này cho tiểu thương ở các chợ.

Bên cạnh đó, về mức phí BHCN hiện nay, tỷ lệ phí tối thiểu (theo Thông tư 220 của Bộ Tài chính ban hành) là 0,2% trên giá trị tài sản mua bảo hiểm. Với thực trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp, hệ thống PCCC của nhiều khu chợ cũ không đảm bảo thì có thể nói mức phí này không cao. Thế nhưng nhiều tiểu thương vẫn giữ quan niệm tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn, nay lại phải gánh thêm gói bảo hiểm thì “quá tải”. Thêm vào đó, tâm lý số đông lo ngại việc bồi thường phía công ty bán bảo hiểm thường chậm chạp, thủ tục phức tạp nên không tham gia mua BHCN. Trên thực tế, nguyên tắc của bảo hiểm phải lấy số nhiều bù số ít mới tạo ra nguồn tài chính bồi thường cho khách hàng mỗi khi gặp rủi ro. Chính vì vậy, khoản phí bảo hiểm của rất nhiều khách hàng mới đủ để chi trả bồi thường cho 1 vụ tổn thất.

Cháy, nổ xảy ra không chỉ gây thiệt hại cho tiểu thương mà cho cả xã hội. Vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là BQL các chợ, tiểu thương và các công ty bảo hiểm cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ để tiểu thương không rơi vào thảm cảnh trắng tay khi xảy ra hỏa hoạn.

Phước Long – Ngô Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động