Giá nhà ở bình quân bằng 25 lần thu nhập của người dân khu vực đô thị
Đại biểu lo ngại thanh niên thất nghiệp cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ chung Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về điều chỉnh chính sách tiền lương |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã dành thời gian cả ngày làm việc để thảo luận tại tổ, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chênh lệch giữa lương, thu nhập và giá nhà quá lớn
Đồng thời, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” của Quốc hội cho thấy nhiều vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới.
![]() |
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại tổ 13. (Ảnh: QH) |
Đó là chênh lệch giữa giá nhà ở và thu nhập của người dân còn quá lớn, giá nhà ở bình quân bằng 25 lần thu nhập bình quân đầu người của người dân khu vực đô thị. “Hiện, chúng ta không thiếu nhà ở, cung nhiều, nhu cầu cũng có nhưng khả năng thanh toán của người mua nhà là khó”, theo Chủ tịch Quốc hội.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nguồn cung bất động sản dồi dào, nhưng cơ cấu sản phẩm bất động sản không hợp lý. Tại thời điểm cuối năm 2023, đối với phân khúc căn hộ chung cư thị trường gần như không có dự án căn hộ giá bình dân (dưới 25 triệu/m2).
Cùng với đó là các vấn đề về cấp tín dụng cho thị trường bất động sản, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, phát triển nhà ở xã hội…
Về giải pháp cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần ngăn chặn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản, kết hợp với kiểm soát tốt số lượng nhà ở được xây dựng mới…
Khiến cơ hội tiếp cận nhà ở khó khăn
Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn tỉnh Điện Biên) cũng cho rằng, vấn đề công bằng trong cơ hội tiếp cận nhà ở, nhất là nhà ở đối với người có nhu cầu thực về nhà ở vẫn rất khó khăn.
Nguyên do giá cả, cơ cấu chung cư nặng về nhà cao cấp, đắt tiền, thiếu nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà tái định cư bỏ hoang phí trong khi tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai, nhà ở vẫn tiếp diễn.
Trong khi đó, các luật mới được Quốc hội sửa đổi, bổ sung như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành nên chưa phát huy hết hiệu quả như cử tri mong đợi.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh thảo luận tại tổ. (Ảnh: Quangninh) |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh (Đoàn tỉnh Quảng Ninh) cho rằng, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội.
Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối, dẫn đến việc người người dân tiếp cận nhà ở xã hội còn khó khăn.
Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cùng với các giải pháp để ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.
Cùng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) nhấn mạnh, thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt trong phân khúc nhà ở bình dân. Giá nhà ở các khu vực trung tâm Hà Nội đã tăng đột biến do nguồn cung hạn chế, khiến nhiều người có nhu cầu thực gặp khó khăn trong tiếp cận nhà ở. Đại biểu kiến nghị Quốc hội cần ưu tiên các chính sách hỗ trợ thị trường nhà ở và giải quyết các vấn đề pháp lý để thúc đẩy phát triển nguồn cung.
Về thể chế, đại biểu thống nhất cao với nhận định, thể chế hiện đang là “điểm nghẽn” lớn nhất trong phát triển kinh tế. Nhiều vấn đề như Luật Đất đai vẫn chưa đạt tiến độ kỳ vọng, ảnh hưởng đến việc phát triển bất động sản và nhu cầu đầu tư vào thị trường nhà ở thương mại…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trẻ em có quyền được bảo vệ đời sống riêng tư trên không gian mạng

LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức chuỗi các hoạt động hướng về cơ sở

Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Kỳ 1: Công an thành phố Hà Nội vững vàng công tác xây dựng Đảng

Hà Nội: Tạm thời kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Bộ Y tế đề nghị tập trung tối đa điều trị cho nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực
Tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy
Tin mới 20/07/2025 06:41

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long
Tin mới 19/07/2025 22:17

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3
Tin mới 19/07/2025 22:10

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA
Tin mới 19/07/2025 22:08

Thủ tướng chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ lật tàu tại Quảng Ninh
Tin mới 19/07/2025 21:24

Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Xlll
Tin mới 19/07/2025 20:36

Bộ Chính trị thống nhất đầu tư xây dựng trường học tại 248 xã biên giới đất liền
Tin mới 19/07/2025 19:17

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 19/07/2025 17:35

Thủ tướng trao Quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Tin mới 19/07/2025 16:53

Triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức
Tin mới 19/07/2025 10:12