-->

Gắn kết sân khấu truyền thống với du lịch: Cần sự bắt tay từ hai phía

Gắn du lịch với nghệ thuật truyền thống là xu hướng tất yếu từ lâu được các công ty du lịch và các đơn vị nghệ thuật trong nước cùng bắt tay vào cuộc. Tuy nhiên việc gắn kết như thế nào để vừa đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật đến gần hơn với bạn bè thế giới, vừa thu hút khách du lịch không phải đơn giản.
Điểm đến bạn không thể bỏ qua...
Vườn quốc gia Cúc Phương: Vẻ đẹp tiềm ẩn giữa đại ngàn
Sân khấu hài: Gian nan mang lại tiếng cười

Liên kết còn lỏng lẻo

Quảng bá du lịch thông qua các loại hình truyền thống là một giải pháp hay đã được các nước trong khu vực châu Á sử dụng rất thành công để giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa và lịch sử dân tộc đến du khách. Nước chúng ta cũng không bỏ qua xu hướng này. Việt Nam tự hào là một đất nước không chỉ có thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên mà còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Ca trù, Hát xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn khách du lịch đến với Việt Nam.

Sau khi Bộ VHTT&DL có chủ trương xây dựng chương trình quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các loại hình nghệ thuật, ngành du lịch và các đơn vị nghệ thuật đã cùng nhau vào cuộc, xây dựng kế hoạch nhằm mở rộng hoạt động và tăng doanh thu. Song thời gian qua, sự gắn kết này vẫn còn nhỏ lẻ, rời rạc, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Ở nhiều tỉnh thành, cung vẫn chưa đáp ứng được cầu. Các sân khấu du lịch nhất là các sân khấu biểu diễn âm nhạc dân tộc, đặc trưng của mỗi vùng, miền, còn thiếu các chương trình xứng tầm để phục vụ khán giả trong nước và quốc tế, mặc dù chúng ta có đủ tiềm năng và năng lực để thực hiện.

Gắn kết sân khấu truyền thống với du lịch: Cần sự bắt tay từ hai phía
Một sân khấu nghệ thuật dân gian trong khu phố cổ Hà Nội

Chị Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Công ty TNHH Khách sạn và Dịch vụ Huy Hoàng (một công ty lữ hành ở Hà Nội) cho hay, khách quốc tế đến với Việt Nam rất muốn thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống của nước ta. Nhưng hiện nay tại Hà Nội chỉ có một số nhà hát tổ chức các chương trình phục vụ khách du lịch nhưng số lượng không nhiều và không phong phú các loại hình. Hiện công ty của chị thường đưa khách du lịch đến với Nhà hát Múa rối nước Thăng Long. Theo chia sẻ của chị, đây là đơn vị nghệ thuật sáng đèn liên tục các ngày trong tuần, mỗi ngày có đến 5-7 xuất diễn. Mặc dù múa rối nước không phải là một loại hình nghệ thuật được UNECO công nhận nhưng khách du lịch khi được xem múa rối nước của Việt Nam, họ rất thích thú và hào hứng.

Trả lời câu hỏi tại sao không đưa khách du lịch đến với các sân khấu nghệ thuật truyền thống khác, nữ giám đốc lý giải, các vở múa rối nước của Nhà hát Múa rối nước Thăng Long đều dịch sang hai thứ tiếng từ tiếng Việt sang tiếng Anh rồi tiếng Pháp. Điều này ở các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, chèo,… chưa làm được. Tuy nhiên, theo chị, đấy chỉ là một phần, lý do cơ bản nhất dẫn đến tình trạng thiếu sân khấu du lịch hiện nay là do liên kết giữa các công ty lữ hành và các đơn vị tổ chức nghệ thuật chưa được chặt chẽ và còn manh mún. Bản thân công ty chị thường xuyên đưa khách đến với múa rối nước nhưng cũng không nhận được sự ưu tiên nào vì hiện đơn vị tổ chức nghệ thuật này có khá đông khách du lịch tìm đến. Còn chương trình của các loại hình nghệ thuật khác không được phổ biến rõ lịch diễn rộng rãi hoặc thời gian diễn ra không trùng khớp với lịch tham quan của du khách. Từ việc không ăn khớp và thiếu thông tin này nên các doanh nghiệp du lịch dần bỏ qua việc dành thời gian cho việc tìm đặt vé cho khách thưởng thức chương trình nghệ thuật dân tộc.

Gắn kết sân khấu truyền thống với du lịch: Cần sự bắt tay từ hai phía

Cần những sân chơi lớn

Đảm nhận trọng trách Giám đốc nhà hát Chèo Kim Mã, dù bận rộn nhưng NSƯT Thanh Ngoan vẫn tham gia cùng với anh chị em nghệ sĩ trong nhà hát đi lưu diễn khắp nơi. Có lẽ, không nhiều NSƯT chịu ngồi trên một chiếu hát bình dân để mang xẩm đến với công chúng như NSƯT Thanh Ngoan. Kể ra để thấy rằng, việc gắn kết giữa nghệ thuật truyền thống với du lịch là một giải pháp, một xu hướng tất yếu, góp phần vừa thúc đẩy phát triển du lịch vừa quảng bá nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với bạn bè thế giới.

Đảm nhận trọng trách Giám đốc nhà hát Chèo Kim Mã, dù bận rộn nhưng NSƯT Thanh Ngoan vẫn tham gia cùng với anh, chị em nghệ sĩ trong nhà hát đi lưu diễn khắp nơi. Có lẽ, không nhiều NSƯT chịu ngồi trên một chiếu hát bình dân để mang xẩm đến với công chúng như NSƯT Thanh Ngoan.

Kể ra để thấy rằng, việc gắn kết giữa nghệ thuật truyền thống với du lịch là một giải pháp, một xu hướng tất yếu, góp phần vừa thúc đẩy phát triển du lịch vừa quảng bá nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với bạn bè thế giới.

Vài tháng trở lại đây tại Hà Nội và T.P HCM đã có những chương trình biểu diễn nghệ thuật cổ truyền được tổ chức định kỳ hàng đêm mở ra một tín hiệu vui cho tiềm năng sân khấu du lịch. Được biết, từ đầu tháng 5/2015, một chương trình nghệ thuật mang tên “Duyên Việt” sẽ được khởi động tại TP. HCM vào mỗi sáng thứ bảy hằng tuần, ngay tại tiền sảnh Nhà hát thành phố. Bên cạnh việc trình diễn áo dài kết hợp với nhạc cụ truyền thống, hàng tuần sân khấu du lịch “Duyên Việt” sẽ biểu diễn ca vũ, nhạc kịch như hát xẩm, nhã nhạc cung đình Huế, cải lương... tại các khách sạn cao cấp.

TP HCM thì thế, còn ở thủ đô Hà Nội, chắc hẳn khách du lịch trong và ngoài nước sẽ “say” với tiếng hát, tiếng đàn của sân khấu ngoài trời tại khu phố cổ. Một khách du lịch đến với phố cổ Hà Nội chia sẻ niềm vui khi được thưởng thức nghệ thuật đậm chất truyền thống vào buổi tối cuối tuần ở đây. Nhiều khách du lịch quốc tế dù không hiểu tiếng nhưng khi đi qua các sân khấu biểu diễn họ cũng phải dừng chân để nghe, quay phim, chụp ảnh với các nghệ sĩ biểu diễn để làm kỷ niệm. Sự hài lòng của khách du lich, sự hưởng ứng của các nghệ sĩ và người dân là hiệu quả rõ rệt mà chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố khởi động từ tháng 10/2014 do Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức mang lại và đã trở thành điểm nhấn tạo nên ấn tượng đẹp cho phố cổ Hà Nội.

Rõ ràng việc tổ chức được những sân khấu du lịch như hiện nay là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất rất cần sự bắt tay từ hai phía giữa ngành du lịch và các đơn vị tổ chức nghệ thuật. Hy vọng trong thời gian tới tiềm năng sân khấu du lịch của nước nhà sẽ được đánh thức để văn hóa và du lịch hòa quyện được với nhau, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng, các Ban LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

(LĐTĐ) Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều du khách trong và ngoài nước chọn cho mình tour du lịch miền Tây Nam Bộ. Chuyến du lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ mang đến trải nghiệm độc đáo, du khách được tham quan miệt vườn, khám phá những cù lao nổi tiếng trên hai dòng sông Tiền và sông Hậu, thưởng thức các món đặc sản miền Tây, trở về miền ký ức xưa nơi làng quê Nam Bộ…
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.

Tin khác

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Xem thêm
Phiên bản di động