Gánh nợ… trần ai!
Già rồi vẫn chưa hết khổ?
Gặp bất cứ người già nào mưu sinh trên phố, hoặc ở đâu đó trên cõi đời này, câu đâu tiên nơi cửa miệng họ là sự than thở: “Già rồi vẫn chưa hết khổ. Không biết bao giờ mới trả xong món nợ đời này?”. Mà những người già ở nước ta cặm cụi mưu sinh lại không hiếm. Không chỉ ở những vùng nông thôn, miền núi đói nghèo mà ngay ở thành phố sầm uất, ta vẫn bắt gặp những thân già còm cõi như thân “cò già” căm cụi chốn ven sông.
Vào một sáng đầu đông, khi mọi người còn đang ngon giấc, tôi bắt gặp một cụ bà đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Cụ già với bước chân dò dẫm trong sương để đến nơi “tập kết” mưu sinh. Nơi cụ đến là một góc chợ, nơi cụ cặm cụi bán rau suốt 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Bất kể là trời nóng hay lạnh, không phiên chợ nào vắng mặt, cụ bán đủ thứ từ rau lang, cà chua, tỏi, ớt, chanh, rau mùi, rau thơm… Khách hàng không lạ gì cụ. Cuộc đời thân “cò già” này được nhiều người kể vanh vách như trong lòng bàn tay. Người ta bảo, cụ không nghèo. Nhà cụ ở Tây Hồ, có thửa đất vàng, nhà nước đền bù có tới tiền tỷ.
Đáng ra cụ phải được sống những năm cuối đời không trong nhung lụa thì cũng chán vạn người mơ ước. Nhưng không biết can cớ già, cụ lại ra nơi đầu chợ, cuối phố cặm cụi nhặt từng đồng để “tồn tại”. Có người tò mò hỏi cụ. Cụ lắc đầu không nói chỉ than: “Âu cũng là cái nợ đời”. Thấy lạ, tôi cố công tìm hiểu. Mới hay: Cụ sinh được bốn người con. Thời còn chưa được đền bù tiền tỷ, cả nhà quây quần no đói có nhau, vui vẻ, thuận hòa. Ấy rồi khi có tiền đền bù đất, con cái nảy sinh tranh giành. Ngán ngẩm cái sự đời, cụ quyết định chia đến số tiền đó cho các con và cho chúng ra ở riêng, chỉ để lại cho mình mấy chục triệu gửi ngân hàng…Và rồi năm tháng qua đi, bây giờ cụ trở thành “thân cô, thế cô” nơi phố thị với mớ rau, con cá… kiếm sống.
Bao giờ dứt gánh trần ai?
Những người như cụ bà đó kiếm sống nơi góc chợ không hiếm. Ở mảnh đất Hà Thành này có rất nhiều câu chuyện hết sức thương tâm về mảnh đời của những người già mưu sinh. Với họ còn tồn tại ngày nào là còn vất vả, lam lũ ngày ấy. Rất nhiều người những mong được “dứt gánh trần ai” về với tiên tổ nhưng lại không thể. Tôi đã gặp và trò chuyện với cụ P. Cụ là người Hà Nam, một mình lặn lội ra Hà Nội đã 10 năm nay, lang thang ở chợ Long Biên, kiếm sống. Ban ngày, cụ nhặt những cái bao bì bẩn, giặt phơi rồi gom lại đem bán. Tối đến lại vạ vật tìm về cái gầm cầu tối tăm để ngủ. Cuộc sống lay lắt qua ngày là vậy mà cụ vẫn cương quyết “một tấc không đi, một ly không rời”. Hỏi cụ, sao lại tự đầy đọa mình vậy. Cụ bảo:“Nếu ông trời còn thương, còn cho sức khỏe, tôi sẽ vẫn tiếp tục làm việc tới khi nào không làm được nữa mới về quê…”. Sở dĩ cụ có động lực phi thường như vậy là bởi ở quê, người con bị tật nguyền của cụ đang ngày đêm trông ngóng những đồng tiền ít ỏi của cụ gửi về. Người con của cụ, nay đã ngoài 60 tuổi mắc bệnh từ khi mới sinh ra, chỉ biết trông chờ vào bàn tay tần tảo của mẹ già còm cõi.
Một người già nặng nợ trần ai như cụ P. khác, mà tôi được biết, chắc chẳng xa lạ với nhiều người. Tại góc phố Lê Duẩn, gần ga Hàng Cỏ, dưới ánh đèn cao áp, ai cũng có thể bắt gặp một cụ bà vóc dáng nhỏ thó, ngày ngày ngồi thu mình bên thúng bánh mỳ mưu sinh. Cụ bà, tên Xâm, quê ở Phủ Lý - Hà Nam, đã 7 năm trôi qua, kể từ ngày cậu con út nghiện ngập phải vào trại, cũng là từng ấy thời gian cụ lên Hà Nội bán bánh mỳ vừa để kiếm sống vừa để tiếp tục trả nợ trần ai. Với ai, cụ cũng bảo: “Thằng con của tôi không có việc làm, rồi lang thang, sinh ra nghiện ngập, trong nhà có thứ gì nó đem đi hết rồi. Nay nó được vào trại cai nghiện, âu cũng là một lẽ tốt cho nó. Tôi chỉ lo sau khi cai nghiện xong, nó sẽ làm gì để sống, thôi thì tôi đành cố gắng lao động, kiếm cho nó ít tiền để làm lại cuộc đời. Tâm nguyện của tôi chỉ vậy thôi..”. Mới hay nhiều cụ già, “thân cò” lặn lội nhiều khi không phải cho mình. Họ vẫn phải lo cho cuộc sống của những đứa con, hay chí ít cũng không muốn là gánh nặng của họ.
Vĩ thanh
Nói về người già mưu sinh thời nay có muôn ngàn vạn trạng. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Người già thường có nhiều vấn đề về cuộc sống, như cô đơn không nơi nương tựa; thiếu thốn về tiền bạc, sức khỏe giảm sút, tật bệnh… Nhưng tôi tin chắc rằng, chẳng ai muốn, ở tuổi gần đất xa trời vẫn phải lam lũ kiếm miếng ăn. Họ những mong một ngày không xa có thể thảnh thơi, an nhàn! Mong ước là vậy nhưng cái nợ trần ai, người nào sẽ trả đây, bởi vậy, người già mưu sinh luôn là vấn đề xã hội rất đáng quan tâm/
Bảo Sơn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26