Đừng tùy tiện phán xét!
"Bóc phốt" trên mạng xã hội: Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Quản lý các nền tảng trên không gian mạng: Cần chế tài pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Trong xã hội hiện đại, một trong những điều tối kỵ và trở thành nét văn hóa là không tùy tiện phán xét người khác hoặc sử dụng mạng xã hội xúc phạm nhau. Nếu một người sử dụng mạng xã hội để bình phẩm, phán xét, thậm chí cả “chiêu trò” lăng mạ người khác ngay lập tức sẽ bị khởi kiện, phải ra tòa đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật. Ở một số nước, nếu ai đó có tần suất xúc phạm người khác nhiều trên không gian mạng, cũng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền “hỏi thăm”.
Có thể thấy một hiện tượng xã hội gây bức xúc thời gian gần đây là nhiều người đã biến mạng xã hội thành “diễn đàn” để phán xét, công kích người khác, thậm chí cả thể chế. Vẫn biết, trong thời buổi công nghệ, mạng xã hội cũng là một kênh thông tin quan trọng, đi kèm đó là nơi “sinh hoạt” cho những ý tưởng sáng tạo hoặc sự phản biện xã hội mang tính khách quan, xây dựng.
Chẳng nói đâu xa, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, ngay lập tức trên mạng xã hội có những “Facebooker” rất nổi tiếng “đua nhau” đẩy các thông tin bình phẩm, chê bai. Thậm chí, có “Facebooker” chọn những khung hình quay ở góc độ hình ảo (chưa đủ tốc độ 60s/ảnh để tạo hình ảnh thật) của các bộ trưởng được trả lời chất vấn bị nhiễu (hình ảnh méo mó, không thật) tạo thành bức ảnh chân dung rồi đẩy lên mạng với những ngôn từ bình phẩm sai sự thật.
Không chỉ phán xử, bôi xấu cá nhân với các mục đích khác nhau, nhiều Facebooker còn kiêm cả vai trò người “phản biện” mang tính quy chụp chính sách. Khi thành phố này, tỉnh kia, bộ nọ vừa ban hành một quyết định nào đó lập tức họ cắt, dán những phần gọi là nhạy cảm nhất lên mạng để tạo sóng dư luận.
Trong cuộc sống không phải ai sinh ra cũng giống nhau (tính cách, trí tuệ) điều này tạo ra sự đa dạng của xã hội. Tuy nhiên, bất luận thế nào, mỗi người cũng đều có một mẫu số chung đó là danh dự và phẩm giá. Nếu ai đó làm điều gì sai, pháp luật sẽ trừng trị. Khi có điều gì, hoặc đưa ra ý kiến, với tư cách cá nhân chúng ta có quyền góp ý, nhưng tuyệt đối không được lợi dụng để phán xét, phán xử, bôi xấu người khác một cách có chủ đích. Trong cuộc đời, thiết nghĩ ai cũng có chữ tôi, thế nên cách tốt nhất khi muốn phán xét hay bôi xấu ai đó hãy tự soi lại chính mình.
Nên xem

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi
Tin khác

“Giải phóng” kinh tế tư nhân
Bình luận 08/05/2025 10:31

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống
Bình luận 07/05/2025 11:52

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Bình luận 30/04/2025 06:19

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!
Bình luận 30/04/2025 06:02

Tự hào quá Việt Nam ơi!
Bình luận 28/04/2025 12:43

Những ngôi trường đậm tính nhân văn
Bình luận 22/04/2025 06:43

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55