--> -->

Quản lý các nền tảng trên không gian mạng: Cần chế tài pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh

Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 4, nhiều đại biểu Quốc hội đề cập đến việc xây dựng và phát triển văn hóa, cho rằng, Chính phủ cần chú trọng phát triển văn hóa khi triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Quốc hội sớm ban hành chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo trong báo cáo của Chính phủ là phát triển văn hóa phải được đặt ngang tầm với phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo cả đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Làm sạch không gian mạng là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và người dân Trẻ em có xu hướng “nghiện” mạng xã hội

Càng nổi tiếng càng phải phát ngôn trách nhiệm

Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Thị Hà (Đoàn Bắc Ninh) nhấn mạnh, Hội nghị văn hóa toàn quốc đã có tác động rất lớn, tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành văn hóa cũng như ở các địa phương. Theo đại biểu, thanh niên hiện nay được tiếp cận công nghệ rất sớm, số lượng người trẻ đông đảo sử dụng mạng xã hội ước tính là 71% người dùng, vì vậy, vấn đề văn hóa số rất cần được quan tâm.

Quản lý các nền tảng trên không gian mạng xã hội: Cần chế tài pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Nguyễn Thị Hà cho rằng, những người trẻ nổi tiếng, là thần tượng có ảnh hưởng lớn đối với giới trẻ, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật với vai trò như ca sĩ, diễn viên, người mẫu. Họ chính là biểu tượng cho những hình mẫu lý tưởng mà nhiều bạn thanh, thiếu niên hằng ngày vẫn khao khát, như có một ngoại hình đẹp như nam thần, nữ thần, cuộc sống xa hoa được hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu người hâm mộ.

Tuy nhiên, cách ứng xử của những thần tượng trẻ tuổi đôi khi lại gây ra rất nhiều quan ngại. Người hâm mộ trẻ thì đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách, chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, chưa phân biệt được giá trị thật, ảo của vô vàn thông tin trên mạng, dễ bị lôi cuốn vào những điều mới mẻ. Do vậy, những hành vi ứng xử lệch chuẩn của những người nổi tiếng dễ định hướng sai lệch trong việc hình thành nhân cách cho những người hâm mộ trẻ tuổi.

“Sự thành công của người nổi tiếng gắn liền với người hâm mộ, họ có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tư duy của người hâm mộ trẻ tuổi. Vì vậy, họ cần phải có trách nhiệm với những phát ngôn trên báo chí, mạng xã hội và cũng cần phải có trách nhiệm đối với hành vi và lối sống của mình”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, những nguồn thu nhập khủng từ các nền tảng trực tuyến như trên Youtube, Tiktok, Facebook tạo ra nhiều trào lưu các bạn trẻ làm việc trên các nền tảng như làm Youtuber, TikToker. Tuy nhiên, bên cạnh những video có giá trị về giáo dục, văn hóa tinh thần thì lại có nhiều bạn trẻ thể hiện trên kênh cá nhân những nội dung phản cảm, đi ngược thuần phong mỹ tục, bạo lực chỉ để câu like, câu view.

Đáng lo ngại là những video này lại dễ dàng thu hút sự chú ý của thanh niên, thậm chí nhiều trẻ em hằng ngày vẫn lướt xem. Hệ lụy là một bộ phận người xem là thanh thiếu niên sẽ có suy nghĩ lệch lạc rằng không cần phải chăm chỉ học hành, tu dưỡng đạo đức, chỉ cần làm những video giật gân là sẽ nổi tiếng và sẽ kiếm được nhiều tiền.

Việc lướt xem các video có nội dung xấu, độc này còn ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, dễ dẫn tới những hành vi không chuẩn mực. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vụ án thương tâm xảy ra gần đây do người trẻ gây ra vì những mâu thuẫn cá nhân, mâu thuẫn tình, tiền.

“Đáng báo động hơn là thực trạng nhiều người, trong đó có các bạn trẻ khi chứng kiến các vụ bạo lực học đường, tai nạn giao thông hay những vụ án mạng lại có thái độ vô cảm, thản nhiên phát livestream, quay clip đưa lên mạng, thay vì hỗ trợ hoặc báo cho các cơ quan chức năng đến ứng cứu”, đại biểu Nguyễn Thị Hà nói.

Vì vậy, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần chú trọng phát triển văn hóa khi triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, xây dựng môi trường pháp lý chặt chẽ nhằm quản lý các nền tảng mạng xã hội để người dùng được tiếp cận với những sản phẩm phù hợp với lứa tuổi và văn hóa. Hạn chế và kiểm soát những video, những tài khoản đăng tải những nội dung xấu, độc, nghiêm trị những tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại cho cộng đồng; xử lý thích đáng và đủ sức răn đe với những trường hợp nghệ sĩ có phát ngôn, cư xử, lối sống không phù hợp, không lành mạnh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống của giới trẻ.

Mạng xã hội đang ảnh hưởng rất lớn

Cùng quan tâm đến vấn đề sử dụng mạng xã hội, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn Bạc Liêu) cho rằng, mạng xã hội đang ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, hành vi của các tầng lớp xã hội, trong đó có lực lượng trẻ - một trong những nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất.

Quản lý các nền tảng trên không gian mạng: Cần chế tài pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh
Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tuyên truyền sử dụng mạng xã hội cho học sinh Trường THPT Yên Viên. (Ảnh: ĐLSHN)
Theo thống kê, các mạng xã hội lớn được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng là các nền tảng như Youtube với tỷ lệ đến 92%, thứ hai là Facebook, tỷ lệ sử dụng là 91,7%, kế tiếp là Zalo, 76,5%... điều này cho thấy mức độ phổ biến của mạng xã hội rất rộng rãi. Cũng theo thống kê sơ bộ, hiện nay, trong hơn 30 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam thì có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội nằm trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi, chiếm khoảng 71% và thời lượng giới trẻ sử dụng mạng xã hội trung bình là 5h/ngày.

Điều lo ngại nhất hiện nay là nhiều thông tin trên mạng xã hội lại chứa nội dung xấu, độc, có những thông tin dụ dỗ, lôi kéo mang tính chất kích động, bạo lực, chia rẽ đoàn kết dân tộc, hay các phim ảnh kích động, đồi trụy... Bên cạnh đó là tình trạng đăng tải các thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến Đảng, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân; tình trạng lợi dụng mạng xã hội dùng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, buôn bán hàng giả, hàng cấm, từ mâu thuẫn, thách đố trên mạng xã hội dẫn đến hẹn nhau giải quyết ngoài đời thực...

Trong khi đó, giới trẻ đang dành khá nhiều thời gian cho mạng xã hội, tình trạng “nghiện” mạng xã hội ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, học tập cũng như công việc và các hoạt động khác trong cuộc sống.

Cũng theo đại biểu Lê Thị Ngọc Linh, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý và sử dụng mạng xã hội, đồng thời Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn vẫn chung chung, còn có sự chồng chéo, gây khó khăn trong công tác quản lý, chưa có chế tài và tính nghiêm khắc, răn đe mạnh đối với các tổ chức, cá nhân cố ý lợi dụng những khe hở của pháp luật hoặc cơ chế, chính sách để sử dụng mạng xã hội với những mục đích xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Vì vậy, đại biểu đề nghị trong thời gian tới các cơ quan quản lý cần thực hiện nghiêm túc và phối hợp với các ngành có liên quan quan tâm hơn nữa và có những định hướng, giải pháp tối ưu nhằm hạn chế vấn đề này. Đồng thời, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, phối hợp với nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục, định hướng cho để giới trẻ kỹ năng sử dụng mạng xã hội, biết cách khai thác chọn lọc các thông tin hữu ích và tránh xa những tin độc hại, ứng xử văn minh trên mạng, kiểm soát hành vi, lời nói khi sử dụng mạng xã hội, không vi phạm pháp luật khi tham gia mạng xã hội.

Bên cạnh việc chú trọng thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, đại biểu cũng nhấn mạnh cần nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với mạng xã hội, nhất là thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng.

“Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với mạng xã hội, phải làm sao để kẻ xấu không có cơ hội thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên các trang mạng xã hội. Qua đó, giúp cho giới trẻ sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực, an toàn, hướng đến các giá trị của chân, thiện, mỹ, hình thành thói quen sống tích cực, lành mạnh, có hành động đẹp, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, có thái độ đấu tranh, phản bác rõ ràng với cái sai, cái xấu trên mạng”, đại biểu nhấn mạnh./.

Phương Thảo

Nên xem

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Bám sát chủ đề công tác năm 2025 là “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”, Liên đoàn Lao động quận Long Biên đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa vì đoàn viên, người lao động.
Hà Nội: Danh sách phương tiện bị "phạt nguội" mới nhất tháng 4/2025

Hà Nội: Danh sách phương tiện bị "phạt nguội" mới nhất tháng 4/2025

Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội vừa công bố danh sách các phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông qua hệ thống camera giám sát trong tháng 4/2025; có 467 lượt phương tiện vi phạm bị phát hiện và xử lý "phạt nguội".
Kiên quyết không để phương tiện không bảo đảm an toàn lưu thông trên đường

Kiên quyết không để phương tiện không bảo đảm an toàn lưu thông trên đường

Thực hiện kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và xây dựng văn minh đô thị, thời gian qua, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đội Cảnh sát giao thông địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các phương tiện xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn.
Tri ân cán bộ Công đoàn nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn quận

Tri ân cán bộ Công đoàn nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn quận

Ngày 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Hội nghị gặp mặt, tri ân cán bộ Công đoàn nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn quận Tây Hồ (1995 - 2025).
Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Chiều 13/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên và chuyên năm học 2025 - 2026.
Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.

Tin khác

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ X - năm 2025

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng, thu hút sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và toàn xã hội đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; củng cố niềm tin, quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí cho cán bộ, công chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự kiến sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung trong Luật Giáo dục

Dự thảo hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đăng tải trên Công thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 9/7/2025.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Xem thêm
Phiên bản di động