-->

Đừng tìm cách “cột chân”

Giữ người lao động là một nghệ thuật và phải có quá trình tích lũy lâu dài, mỗi ngày một ít, dần dần tình cảm sẽ đong đầy, gắn bó

“Tôi nói điều này không có ý trách móc ban giám đốc và Công đoàn nhưng thật lòng, nghe hai tiếng “giữ chân” mà giám đốc vừa nói, có cảm giác chúng tôi không được tôn trọng.

 

Cái mà ban giám đốc cần giữ là tấm lòng của chúng tôi chứ không phải là biện pháp hành chính như giữ lại một phần tiền thưởng sau Tết mới phát hoặc tặng quà và hứa hẹn này nọ. Xin lỗi, nghe hai tiếng “giữ chân”, tôi mường tượng đến cảnh người ta lấy dây cột chân mình lại...” - anh Lê Quốc Trường, công nhân Công ty T.D (quận Bình Thạnh, TP HCM), đã phát biểu tại hội nghị người lao động của công ty tổ chức mới đây.

“Các bạn có lý, chúng tôi xin lắng nghe”

Ý kiến của anh Trường nhận được nhiều tràng pháo tay ủng hộ. Tuy nhiên, có người lại e ngại việc nói thẳng, nói thật của anh sẽ làm mất lòng giám đốc. May mắn là Giám đốc Công ty T.D, bà Lê Thị Kiều Chinh, rất vui vẻ, cởi mở.

Sau khi phản hồi nhiều ý kiến đóng góp của người lao động, bà đề cập đến vấn đề anh Trường vừa nêu: “Những điều anh Trường nói khiến tôi giật mình và suy nghĩ rất nhiều. Đúng là từ trước đến giờ, ban giám đốc luôn suy nghĩ, tìm mọi cách “giữ chân” công nhân để họ đừng bỏ về quê hoặc đi qua chỗ khác làm. Các biện pháp đưa ra nặng về hành chính như giữ thưởng, giữ lương hoặc đặt nặng vấn đề phải làm việc bao nhiêu lâu thì mới được thưởng. Những việc này, công ty sẽ xem xét, sửa đổi sao cho mềm mỏng, linh hoạt.

Riêng vấn đề tặng quà Tết, tặng vé xe về quê thì ban đầu cũng có chút áp lực từ cấp trên nhưng sau này, công ty tự giác làm với mong muốn chia sẻ khó khăn với anh em. Cái này là thật lòng chứ không phải tiểu xảo đâu nghen anh Trường”.

 Những tràng pháo tay lại vang lên sau phát biểu của giám đốc. Bất ngờ, chủ tịch hội đồng quản trị cũng “xin phép có ý kiến”. Vị này nói rằng trước giờ có phần xem nhẹ ý kiến đóng góp của công nhân nhưng lần này thì đã suy nghĩ khác đi.

Theo ông, giữ người lao động là một nghệ thuật và phải có quá trình tích lũy lâu dài, mỗi ngày một ít, dần dần tình cảm sẽ đong đầy, gắn bó. Ông nói: “Các bạn có lý, chúng tôi xin lắng nghe. Tôi vừa nghiệm ra rằng những hoạt động chăm lo bề nổi, theo mùa vụ cũng cần thiết nhưng nó không hiệu quả bằng những hoạt động có chiều sâu. Nói nôm na dễ hiểu là làm sao cho anh em công nhân yên tâm, đủ sống mỗi ngày sẽ tốt hơn là bắt họ thắt lưng buộc bụng, kham khổ cả năm; đến Tết mới được no đủ mấy ngày”.

Phải nhìn lại mình

Chung quanh vấn đề “giữ chân” người lao động, gặp chúng tôi mới đây, ông Nguyễn Hải Lê, Giám đốc Công ty Vinh Khang (quận Bình Tân, TP HCM), than thở: “Năm nào ăn Tết xong, công ty cũng mất gần 40% lao động. Một số về quê không vô, số khác đầu quân qua các công ty lân cận. Tôi rất nhức đầu về chuyện này. Mấy ngày Tết, người ta vui chơi, còn tôi thì lo đến mất ăn, mất ngủ”.

Khi chúng tôi hỏi về tiền lương của công nhân, ông thật thà: “Ai trả sao, tôi trả vậy, thậm chí còn trả cao hơn. Người ta trả 4 triệu đồng; tôi trả 4,1 triệu đồng/người/tháng. Bữa cơm nhiều nơi chỉ có 10.000 đồng, tôi cho công nhân ăn 12.000 đồng...”. Ông còn kể rất nhiều việc đã làm cho công nhân và lặp lại thắc mắc: “Vậy mà không hiểu sao họ vẫn bỏ công ty để qua chỗ khác”.

Câu hỏi của ông giám đốc sau đó đã được chính trưởng phòng nhân sự để lộ ra: Công nhân bỏ đi vì họ không tin tưởng. Khi mới vào làm, công nhân bị bắt “học việc” đến 6 tháng chỉ được hưởng 60% lương cơ bản. Hết thời gian học việc chuyển sang “thử việc” nhưng lại lấy danh nghĩa “tập nghề” trong 6 tháng và hưởng 70% tiền lương. Công nhân thử việc đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng lao động 2 tháng 29 ngày, không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Thế nhưng, giám đốc Nguyễn Hải Lê không nhận ra điều này. Ông vừa lấy tay bóp bóp trán, vừa càu nhàu: “Công nhân bây giờ hay đòi hỏi lắm; đáp ứng cái này, họ lại đòi cái khác, thật là nhức đầu”.

 Làm cho người lao động nhớ đến mình

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Công ty Đức Tín (quận 3, TP HCM), mỗi dịp năm hết Tết đến, khi tiễn người lao động về quê, nhiều doanh nghiệp lại nơm nớp lo công nhân của mình “một đi không trở lại”. Không thể trách người lao động bởi họ có quyền lựa chọn. Tuy nhiên, một chủ doanh nghiệp giỏi là người biết cách làm cho người lao động dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ đến mình; thậm chí có thể lúc này họ bỏ đi nhưng sau đó sẽ quay về.

 Theo Hồng Vân/NLĐ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 2/2, (mùng 5 Tết), 400 công nhân lao động của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã quay trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe ô tô miễn phí do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

(LĐTĐ) Trong năm 2024, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tập trung triển khai hiệu quả công tác nữ công; chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động và con công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đạt được những kết quả tích cực.
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã tổ chức phát động phong trào thi đua tới toàn thể đoàn viên, người lao động với chủ đề thi đua: Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tiết kiệm, chống lãng phí, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở

Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thống kê trong năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai đã thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở (đạt 145% chỉ tiêu giao), phát triển 4.315 đoàn viên; trong đó 15 Công đoàn cơ sở có từ 25 đoàn viên trở lên (đạt 300% chỉ tiêu), 5 đơn vị thành lập theo Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Với việc phát động 2 đợt thi đua trong năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng; phấn đấu vượt qua mọi khó khăn trong lao động, sản xuất, học tập, công tác; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở

Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành của tổ chức Công đoàn và sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động luôn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở. Nếu như ví tổ chức Công đoàn là một công trình, thì đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở chính là những viên gạch góp phần tạo nên sự bề thế, vững chãi của công trình đó.
Mê Linh: Khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo trong đoàn viên, người lao động

Mê Linh: Khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo trong đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mê Linh phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động huyện theo 2 đợt, nhằm khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Xem thêm
Phiên bản di động