Đừng để Tổ chức Guinness Thế giới thu hồi kỷ lục
Phó Thủ tướng kiểm tra việc khai thác cát trái phép ven sông Hồng | |
Buồn vui bến gốm sông Hồng |
“Con đường gốm sứ ven sông Hồng” là một công trình nghệ thuật mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của nhân dân Thủ đô.
Công trình này không chỉ có ý nghĩa tổng quát về văn hóa, lịch sử của dân tộc, của Thủ đô, mà nó còn làm tăng tính thẩm mỹ cho những tuyến đường ven đô. Sau khi công trình được khánh thành, nó đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, bởi vẻ đẹp độc đáo của công trình này.
Tuy nhiên, đến nay, công trình này đang có tình trạng xuống cấp. Thật không khó để có thể bắt gặp những mảng gốm bong tróc hay những mảng chắp vá, khiến nét đẹp ban đầu của toàn bộ bức tranh ít nhiều đã bị biến dạng.
“Con đường gốm sứ ven sông Hồng” đã bị xuống cấp và nhếch nhác. |
Ngay cạnh “Con đường gốm sứ” này, khu vực gần chợ Long Biên là nơi có lượng người và các phương tiện giao thông qua lại đông đúc. Điều này đã dẫn đến việc nhiều người dân sử dụng hè đường để bán hàng rong và xả rác bừa bãi.
Cho dù đã có hình thức xử phạt hành chính đối với việc lấn chiếm vỉa hè, nhưng tình trạng buôn bán hàng rong trên “Con đường gốm sứ” vẫn diễn ra hằng ngày. Cảnh tượng này đã khiến nhiều người dân trong khu vực hoặc du khách có dịp qua đây không khỏi phiền hà, ngán ngẩm.
“Con đường gốm sứ ven sông Hồng” dài gần 4 km, khởi đầu từ đường Trần Khánh Dư đến hết Nghi Tàm, được thực hiện bởi 20 nghệ sĩ Việt Nam, 15 nghệ sĩ quốc tế, 50 sinh viên mỹ thuật, cùng 100 nghệ nhân và thợ thủ công, mang dấu ấn nghệ thuật truyền thống của các làng gốm nổi tiếng ở miền Bắc VN như Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng. Công trình này đã được tặng “Giải thưởng Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội" năm 2008 và được Tổ chức Guinness Thế giới công nhận là “Bức tranh gốm dài nhất thế giới”. |
Ngoài sự xuống cấp do bong tróc, sứt mẻ các mảnh gốm và tình trạng rác thải bừa bãi ra thì toàn cảnh chiều dài của bức tranh gốm sứ hằng ngày thường xuyên bị “ô nhiễm” vì hàng trăm con người thiếu ý thức khi họ coi bờ tường của “Con đường gốm sứ” này như một “nhà vệ sinh công cộng”.
Mặc dù UBND TP.Hà Nội đã có quy định về việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo và nghiêm cấm các hành vi xâm phạm, phá hoại trực tiếp đến công trình; các hành vi gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị tại khu vực công trình, nhưng tình trạng không đẹp nói trên vẫn hằng ngày tiếp diễn.
Bà Trần Thị Bình – một người dân bán nước đối diện “Con đường gốm sứ” - cho biết: Cứ khoảng 1 - 2 tuần, vào các ngày thứ bảy, đều có công nhân đến vệ sinh lau chùi, nhưng đến tầm đầu tuần sau thì đâu lại vào đó. Bụi bặm bám phủ, rác thải được vứt ra bởi những người thiếu ý thức qua đường.
Hiện tại, công trình “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” được Thành phố giao cho Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý. Cơ quan này vẫn đang trong quá trình tu sửa công trình “ Con đường gốm sứ” theo cách trước mắt và chưa tìm được cách giải quyết triệt để tận gốc.
Trước đó, với trọng trách được giao, Ban quản lý chỉnh trang đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) khắc phục bằng cách vá các mảnh gốm bong rơi, hay các vết nứt. Nhưng sự chắp vá đó cũng không thể trả lại được sự nguyên vẹn như ban đầu của công trình “Con đường gốm sứ”.
Còn công tác vệ sinh được thực hiện với sự tham gia của cả Ban Quản lý chỉnh trang đô thị lẫn chính quyền các phường nơi “Con đường gốm sứ” chạy qua, như tẩy rửa bụi bặm hay những chỗ người dân phóng uế bừa bãi… Nhưng tất cả vẫn khiến người ta nghĩ rằng, các cơ quan liên quan mới khắc phục theo kiểu chạy theo. Chính vì vậy, công trình “Con đường gốm sứ” vẫn tiếp tục xuống cấp.
“Con đường gốm sứ” là một điểm nhấn văn hóa ở Thủ đô, nên không thể để tình trạng nhếch nhác kéo dài tại công trình này. Vì vậy, cần có giải pháp khắc phục tận gốc là giải pháp cần .
Cũng do “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” chạy qua địa bàn của 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, nên bên cạnh trách nhiệm của cơ quan quản lý là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, thì trách nhiệm của chính quyền các quận và đặc biệt là vai trò của cộng đồng trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường khu vực “Con đường gốm sứ” cũng vô cùng quan trọng trong việc góp phần làm cho Thủ đô thêm xanh, sạch, đẹp.
Lan Anh - Thế Chiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26