-->

Dự thảo Luật Thủ đô phải có chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực y học dự phòng

(LĐTĐ) Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về lĩnh vực y tế, GS. TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y cho rằng cần có một tư duy thống nhất dù cơ sở y tế công lập hay ngoài công lập thì đều có chung một sứ mệnh là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, chủ thể của xã hội, tạo nên sự phát triển của Thủ đô và đất nước.
Sôi nổi Liên hoan văn nghệ ngành Y tế năm 2023 Tổng LĐLĐ Việt Nam-BHXH Việt Nam: Phối hợp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người lao động

Sáng 1/8, tại hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và Trường Đại học Luật Hà Nội đồng tổ chức, GS. TS Tạ Thành Văn - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y đã đóng góp những ý kiến về lĩnh vực y tế.

Điều chỉnh quy định chuyển giao bệnh viện cho phù hợp

GS. TS Tạ Thành Văn nêu, trong lĩnh vực y tế, việc sửa đổi Luật Thủ đô cần quán triệt các quan điểm, định hướng Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

Trên thực tế, chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô chưa xứng tầm với vị thế là cơ sở y tế tuyến cuối của Thủ đô Hà Nội. Công tác y tế dự phòng, nhất là ở cơ sở còn yếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế thành phố, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở còn thiếu và xuống cấp. Nguồn nhân lực y tế còn thiếu về số lượng; sự mất cân đối nghiêm trọng về nhân lực y tế giữa lĩnh vực y học lâm sàng và y học sự phòng; giữa các chuyên khoa trong từng lĩnh vực với nhau là vấn đề tồn tại nhiều năm nay mà hiện nay vẫn chưa có những giải pháp chính sách để giải quyết hiệu quả.

Chất lượng cán bộ y tế của Hà Nội còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Hiện nay, cho dù tình hình có được cải thiện hơn song vẫn còn xa với nhu cầu thực tiễn của ngành y tế Thủ đô đòi hỏi.

Dự thảo Luật Thủ đô phải có chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực y học dự phòng
GS. TS Tạ Thành Văn – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y đóng góp những ý kiến về lĩnh vực y tế vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Từ những phân tích đó, GS. TS Tạ Thành Văn đã góp ý về Điều 26 “Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân” với quy định mới trong Dự thảo sửa đổi về việc “Chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan nhà nước ở Trung ương về thành phố Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; bệnh viện hạng đặc biệt; bệnh viện của các trường đại học y”. Có một số quan điểm không đồng nhất về nội dung này xuất phát từ các góc nhìn khác nhau, GS. TS Tạ Thành Văn đề xuất nên điều chỉnh lại quy định này cho phù hợp.

“Ở Việt Nam, theo Luật Khám, chữa bệnh năm 2023, không còn bệnh viện hạng đặc biệt; cần xem lại sự phù hợp của việc chuyển các bệnh viện tuyến cuối “hạng đặc biệt” thuộc Bộ Y tế quản lý”, GS. TS Tạ Thành Văn nói.

Bên cạnh đó, theo GS. TS Tạ Thành Văn, Hà Nội cần phải ban hành các chính sách, cơ chế sử dụng nguồn nhân lực y tế chất lượng cao của đất nước thuộc các bệnh viện, Trường đại học Y Dược trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Hà Nội cần thiết phải xây dựng trung tâm quản lý cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực y tế của Thủ đô; thực hiện quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử tới từng người dân với một trung tâm quản lý dữ liệu thống nhất và đồng bộ.

Cần có chế độ đãi ngộ, quy định về khám chữa bệnh và cơ chế chi trả bảo hiểm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá và tính đặc thù của địa bàn Thủ đô; quy định về cơ chế tài chính, dịch vụ khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế hợp lý; tạo mối liên hệ có tính hệ thống giữa cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.

Cần có một tư duy thống nhất dù cơ sở y tế công lập hay ngoài công lập thì đều có chung một sứ mệnh là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân, chủ thể của xã hội, tạo nên sự phát triển của Thủ đô và đất nước. Cần có một chính sách công bằng cho sự phát triển của cả hai nhóm cơ sở y tế này…

Dự thảo Luật Thủ đô phải có chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực y học dự phòng
Toàn cảnh hội thảo.

Đặc biệt với thành phố Hà Nội rất cần cần thiết phải được nghiên cứu phát triển một số chính sách đặc thù trong phát triển y tế Thủ đô theo nguyên lý y học gia đình, mô hình y tế phổ biến ở hầu hết các nước phát triển. Về mặt câu từ, nên dùng “mạng lưới bác sĩ gia đình” thay vì “hệ thống bác sĩ gia đình”.

Phân bố cơ sở y tế gắn với quy hoạch mạng lưới đô thị

Góp ý vào 2 Điều 26: “Dự án đầu tư thành lập mới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại, cơ sở nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, cơ sở y tế tại các vùng sâu, vùng khó khăn về kinh tế - xã hội của Thủ đô được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này. Nhà đầu tư trong các lĩnh vực, địa bàn quy định tại khoản này được hưởng các ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này”, GS. TS Tạ Thành Văn cho rằng cần phải thống nhất với Khoản 1 khi đã có chủ trương “Chuyển giao các bệnh viện thuộc bộ, cơ quan nhà nước ở Trung ương về thành phố Hà Nội quản lý, trừ các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; bệnh viện hạng đặc biệt; bệnh viện của các Trường Đại học Y”.

Để tiết kiệm nguồn lực và tăng cường hiệu quả, tránh cạnh tranh dẫn đến lãng phí, Hà Nội cần phải ban hành các chính sách tổng thể, phân vai và phối kết hợp vai trò của 3 lĩnh vực: cơ sở y tế trực thuộc trung ương/Trường đại học Y - Dược; cơ sở y tế trực thuộc Hà Nội và cơ sở y tế tư nhân. Sự phân bố các cơ sở y tế phải gắn liền với quy hoạch mạng lưới đô thị, thành phố vệ tinh và các khu dân cư đông người.

Thêm vào đó, trong Dự thảo Luật cũng cần đề cập vai trò của y tế tư nhân với chính sách ưu đãi đặc thù trong việc thực thi nhiệm vụ trong sóc sức khoẻ người dân Thủ đô. Dự thảo Luật cần thiết phải đưa ra chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư các cơ sở y tế tư nhân trong lĩnh vực y học dự phòng.

Tại khoản 3 Điều 26: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập của thành phố Hà Nội”, GS. TS Tạ Thành Văn cho rằng tên khoản 3 nên thay từ “của” bằng từ “trên địa bàn” đề tránh sự phân biệt với các bệnh viện, cơ sở y tế công lập khác. Các ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, sự tự chủ trong sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong mua sắm, sửa chữa cần được áp dụng không phân biệt giữa các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập, với mục tiêu cung ứng tốt nhất dịch vụ công trong lĩnh vực y tế.

Tại điểm d khoản 7 Điều 26: “Việc áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh đã được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới đối với các cơ sở y tế của Thủ đô trên cơ sở kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng thẩm định do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập”, GS. TS Tạ Thành Văn nhấn mạnh trên thế giới, các kỹ thuật mới, phương pháp mới ứng dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và y học dự phòng được đổi mới và cập nhật thường xuyên ở các cơ sở y tế. Việt Nam cũng vậy, việc đổi mới công nghệ y tế diễn ra thường xuyên, đặc biệt là các cơ sở y tế lớn.

“Nên trao nhiệm vụ thành lập Hội đồng chuyên môn thẩm định cho Sở Y tế. Kể cả khi được thông qua thì những kỹ thuật hay phương pháp điều trị mới này chỉ được triển khai tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn Thủ đô nếu hội tụ đủ các điều kiện cần thiết. Cũng trong khoản này, những lĩnh vực chuyên môn đặc thù nên cân nhắc để giao cho Sở Y tế ban hành các quy định, chỉ đạo triển khai và giám sát các hoạt động thay vì tất cả đều do UBND Thành phố đảm nhiệm”, GS. TS Tạ Thành Văn góp ý.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Xem thêm
Phiên bản di động