-->

Du lịch di tích, đổi mới để tăng sức hút

(LĐTĐ) Những ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 mạnh mẽ đã khiến các khu du lịch, di tích trải nghiệm văn hóa của Hà Nội rơi vào trạng thái “ngủ đông” do lượng khách đến giảm mạnh. Trong thời gian này, tất cả đang chờ được khai phá, đổi mới từ chiều sâu để gây ấn tượng mạnh hơn, hấp dẫn du khách sau dịch.
Khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ
5 địa điểm du lịch trải nghiệm tại Hà Nội hấp dẫn trong ngày 2/9
Kiểm tra phòng chống cháy nổ tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đìu hiu khó tin do ảnh hưởng của dịch

Với bề dày nghìn năm văn hiến, Hà Nội có nhiều di tích, di sản, làng nghề, ẩm thực... độc đáo. Đây chính là thế mạnh của Hà Nội trong phát triển du lịch nhiều năm qua. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, ngành du lịch Hà Nội đã có những có những biến động nghiêm trọng. Sau khi đợt dịch Covid-19 đầu tiên lắng xuống, các khu du lịch, di tích trải nghiệm văn hóa của Hà Nội bắt đầu có sự nhộn nhịp trở lại đón du khách trong nước đến tham quan. Đang trong quá trình “hồi sinh” thì đợt dịch lần thứ 2 bùng phát. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đến ngành du lịch Thủ đô ngày càng rõ nét khi có hàng ngàn tour bị khách hàng hủy, tỷ lệ đặt phòng ở các cơ sở lưu trú rất thấp.

3433 aynh 2
Nhiều nơi đã tiến hành đổi mới nội dung hoạt động để hấp dẫn du khách

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,29 triệu lượt khách, giảm 67,3% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 1,02 triệu lượt khách, giảm 75,6% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa ước đạt 5,27 triệu lượt khách, giảm 65% so với cùng kỳ. Riêng trong tháng 8/2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 310 nghìn lượt, giảm 70,3% so với tháng 7/2020, giảm 87,6% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội giảm 12% so với tháng trước và giảm 97,1% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa giảm 71,3% so với tháng trước và giảm gần 85% so với cùng kỳ.

Do không có khách, nhiều khu du lịch, di tích nổi tiếng của Hà Nội mặc dù vẫn được hoạt động bình thường nhưng luôn trong tình trạng vắng vẻ. Đã nhiều tháng nay, tại các khu di tích như Nhà tù Hỏa Lò, Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, khu phố cổ Hà Nội…không khí du lịch rơi vào trạng thái đìu hiu, trầm lắng hẳn, trái ngược với cảnh đông đúc, người người, nhà nhà đến tham quan trải nghiệm như mọi năm. Cảnh tượng cổng bán vé, bãi đỗ xe chật kín khách nay cũng đã không còn. Nhiều ki - ốt, nhà hàng phải tạm đóng cửa vì ế ẩm.

Vốn là một trong những di tích hấp dẫn, thu hút du khách nước ngoài, người dân các địa phương, sĩ tử mỗi mùa thi... Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày qua lại có lượng khách đến tham quan rất thấp. Ngay từ cổng đến đường dẫn vào khu vực Khuê Văn Các, bia tiến sĩ, thưa vắng, đây là điều hiếm thấy trước khi dịch bệnh diễn ra. Mặc dù vắng vẻ nhưng các hoạt động vệ sinh, duy tu vẫn được tiến hành thường xuyên, từ đó dẫn đến tình trạng “nhân viên nhiều hơn khách”.

Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ, từ đầu năm, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đón khách tham quan của đơn vị. “Dịch Covid – 19 có tác động vô cùng nghiêm trọng đến các khu du lịch, di tích, bao gồm cả Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Các hoạt động đón khách có thời gian phải tạm dừng trong giai đoạn giãn cách xã hội và các hoạt động trải nghiệm văn hóa, giáo dục, khoa học khác đều bị ảnh hưởng, không tổ chức được.Trong khoảng từ cuối tháng 5 đến tháng 6, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón được 300-400 khách tham quan/ngày, giảm khoảng 90% so với trước khi có dịch. Khi làn sóng dịch thứ 2 bùng nổ, từ cuối tháng 7 đến tháng 8, lượng khách giảm đến 99%, tức là một ngày Văn Miếu – Quốc Tử Giám chưa được 100 khách đến tham quan”, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết.

Đổi mới từ chiều sâu để thu hút khách

Từ những khó khăn trên đã đặt ra cho mỗi đơn vị nhiệm vụ phải giải bài toán không thụ động chờ khách tham quan tìm đến, thay vào đó là tìm hướng đi mới để hấp dẫn du khách, hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngoài việc tiếp tục đảm bảo an toàn, sức khỏe cho du khách và chất lượng phục vụ khi khách đến tham quan di tích, nhiều nơi đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá trên các trang mạng xã hội nhằm đưa di tích đến với đông đảo đối tượng công chúng. Dịch Covid- 19 khiến hoạt động du lịch bị chững lại. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để các đơn vị nghiên cứu thay đổi nội dung, đi sâu vào nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch có chiều sâu, mang nhiều giá trị trải nghiệm hấp dẫn hơn.

“Dịch bệnh là bất khả kháng, mặc dù gây ra những khó khăn nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta thay đổi nhận thức, để thấy rõ là tính bền vững trong nguồn thu, hoạt động của di tích là như thế nào. Từ đó đòi hỏi mỗi đơn vị phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, thay đổi tư duy phục vụ, ứng xử với khách và thay đổi các hoạt động có tính thiết thực mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội”, ông Lê Xuân Kiêu cho hay.

3430 dsc09402
Các khu di tích vắng vẻ do ảnh hưởng của dịch

Theo đó, hiện nay, Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chủ trương sắp xếp lại bộ máy lao động, đặc biệt là chuyển hướng hoạt động chuyên môn để chuẩn bị cho sau Covid-19. Bên cạnh việc duy trì đón khách, Văn Miếu – Quốc Tử Giám tiếp tục phát triển những sản phẩm lưu niệm chuyên biệt gắn với những giá trị đặc trưng của khu di tích. Thể hiện qua những sản phẩm có họa tiết, hoa văn đặc trưng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng với những hình ảnh gắn với truyền thống học tập và khoa bảng của Việt Nam, được sản xuất tại các làng nghề truyền thống, bằng những chất liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ, vải, bèo…. Mỗi sản phẩm lưu niệm đóng vai trò như một “đại sứ thương hiệu” của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngoài ra, trong việc hiện đại hóa và tăng tính trải nghiệm, Trung tâm xây dựng những đề án số hóa, toàn bộ số liệu di tích để phục vụ việc tra cứu của các dòng họ, doanh nhân, tra cứu tiến sĩ..., áp dụng công nghệ hiện đại, hướng tới sử dụng công nghệ hiện đại để nói lên các câu chuyện truyền thống. Dự kiến đến Tết âm lịch hệ thống này có thể triển khai được.

Để tăng tính hấp dẫn, khai thác tối đa tiềm năng du lịch Thủ đô, nhiều điểm du lịch, di tích của Hà Nội cũng đã và đang xây dựng kế hoạch phát triển mô hình du lịch về đêm. Có thể kế đến như sản phẩm du lịch mới “Đêm linh thiêng - Sáng ngời tinh thần Việt” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò. Điều đặc biệt của tour trải nghiệm này là đơn vị tổ chức đã tạo nên các cung bậc cảm xúc từ hiệu ứng của ánh sáng và âm thanh hoàn toàn khác biệt so với ban ngày. Hành trình sẽ đánh thức cảm xúc, giác quan của du khách, điều mà những chuyến tham quan vào ban ngày chưa làm được trọn vẹn. Đây là hoạt động du lịch về đêm đầu tiên tại các di tích của Hà Nội, mở ra khả năng khai thác tiềm năng mô hình này cho nhiều điểm di tích khác. Trong đó có thể kể đến như sản phẩm du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”, dự kiến ra mắt vào dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ vậy, nhiều nơi đã nâng cấp dịch vụ, cải tạo hạ tầng, như lắp đặt hệ thống tra cứu điện tử, wifi miễn phí… để phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu.

Có thể thấy rằng, những đổi mới có chiều sâu hướng vào nhu cầu của khách hàng đang là hướng đi đúng đắn tại nhiều khu du lịch, di tích trải nghiệm văn hóa tại Hà Nội. Không chỉ giúp phát huy lợi thế của khu du lịch Thủ đô, đây còn là cơ hội mở rộng thị trường khách nội địa, đặc biệt là tạo sức bật sau khoảng lặng do Covid-19./.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mới đây, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam đã đến thăm, tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ tiễn 200 công nhân lao động (CNLĐ) đầu tiên về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc trên “Chuyến tàu xuân nghĩa tình”.
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Xem thêm
Phiên bản di động