--> -->

Đồng chí Nguyễn Công Thành được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Ba Đình

Sáng 18/6, Hội đồng nhân dân quận Ba Đình khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tham dự. Dự kỳ họp còn có 35 đại biểu trúng cử Hội đồng nhân dân quận Ba Đình khóa XX.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Báo chí luôn đồng hành với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội sẽ bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt vào ngày 23/6 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Không để bất cứ điểm thi nào phát sinh dịch Covid-19

Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử quận Ba Đình, công tác tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được tổ chức với nhiều đổi mới, sáng tạo, đúng quy định pháp luật. Với 11 đơn vị bầu cử, trong ngày bầu cử (23/5), số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 163.897 (đạt 99,98%)…

undefined
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Phát biểu chúc mừng 35 đại biểu đã trúng cử tham gia Hội đồng nhân dân quận Ba Đình khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn Thủ đô đã thành công tốt đẹp, bảo đảm dân chủ, đúng luật, thực sự là ngày hội của toàn dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng của quận Ba Đình.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, quận Ba Đình đã chủ động xây dựng kịch bản, tổ chức diễn tập và triển khai các phương án linh hoạt, góp phần tổ chức thành công cuộc bầu cử. Đặc biệt, nhiều tiêu chí của quận Ba Đình đứng đầu Thành phố như số lượng cử tri đi bầu cao, đạt 99,98%; số phiếu hợp lệ cao, đạt 99,31% và bầu đủ 3 đại biểu Quốc hội, 3 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố và 35 đại biểu Hội đồng nhân dân quận; bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhất là tại các khu vực bỏ phiếu, không để phát sinh ca mắc Covid-19. Quận cũng đã tổ chức tốt 17 hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của những người ứng cử, bảo đảm đúng luật và phù hợp với diễn biến của dịch bệnh...

"Kết quả này đã khẳng định tinh thần trách nhiệm cao của cử tri và nhân dân quận Ba Đình trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy ghi nhận.

undefined
Quang cảnh kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân quận Ba Đình khóa XX. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nhiệm vụ đặt ra cho Hội đồng nhân dân quận khóa XX rất nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh thành phố triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị với nhiều sự thay đổi lớn trong tổ chức bộ máy chính quyền cấp quận và phường. Thêm vào đó, những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; cũng như những mục tiêu, quyết tâm lớn đã được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVI. Thực tế này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình phải đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm chính trị cao nhất.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khẳng định, các đồng chí được giới thiệu để bầu nhân sự chủ chốt đã nhận được sự tín nhiệm cao của đội ngũ cán bộ chủ chốt quận; có chuyên môn đào tạo phù hợp, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vì vậy, các đại biểu Hội đồng nhân dân quận cần phát huy dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng về công tác cán bộ, nghiên cứu, lựa chọn để bầu những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào các chức danh Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận để tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của quận giai đoạn 2021-2026 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVI đề ra. Đặc biệt là triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp và 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

undefined
Các đại biểu bỏ phiếu bầu tại kỳ họp. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị, các đồng chí Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận được bầu tại kỳ họp chủ động bắt tay ngay vào việc xây dựng và ban hành Quy chế làm việc theo hướng rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân và vai trò giám sát, quyết định của Hội đồng nhân dân; kế thừa thành công và bài học kinh nghiệm của Hội đồng nhân dân các khóa để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng mong đợi của nhân dân toàn quận và Thủ đô Hà Nội.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy tin tưởng, các đại biểu Hội đồng nhân dân quận Ba Đình sẽ không ngừng trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng là người đại biểu dân cử đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

undefined
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tặng hoa chúc mừng các đồng chí trúng cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Tiếp đó, Hội đồng nhân dân quận Ba Đình đã tiến hành bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của Hội đồng nhân dân quận khóa XX; bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân quận; bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân quận nhiệm kỳ 2021-2026…

Kết quả, đồng chí Nguyễn Công Thành, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận; đồng chí Tạ Nam Chiến, Phó Bí thư Quận ủy được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; các đồng chí: Nguyễn Trung Dũng, Cồ Như Dũng, Phạm Thị Diễm được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Sự kiện tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ - trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) - từ ngày 13 -16/5 nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam.
Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05); biểu dương điển tình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy chủ trì Hội nghị.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.
Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).

Tin khác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Việc tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025 cần được triển khai sâu rộng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan; có tính định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn...
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Xem thêm
Phiên bản di động