-->

Quốc hội sẽ xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét việc rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp Nhất trí trình Quốc hội xem xét miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông

Đơn giản hóa các khâu, các bước tiến hành bầu cử

Chiều 4/5, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại cuộc họp báo, đại diện các cơ quan của Quốc hội đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến sửa đổi Hiến pháp năm 2013, bầu cử và việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026...

Trả lời câu hỏi về trình Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, việc này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đây cũng là vấn đề được đặt ra ở nhiều nhiệm kỳ trước.

Theo bà Thủy, thời gian kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thường vào tháng 1, như các kỳ trước thì sẽ tiến hành bầu cử vào cuối tháng 5. Tức là theo thông lệ sẽ có 4 tháng tiến hành các công việc liên quan để bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước.

"Tuy nhiên, thời gian 4 tháng là khá dài. Thực hiện yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy, hoàn thiện sớm về mặt nhân sự cấp cao Nhà nước gắn với kiện toàn nhân sự trong Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và nhất trí báo cáo Quốc hội việc rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và nhiệm kỳ HĐND các cấp, để làm sao cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND khóa tới có thể tiến hành gần nhất có thể sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc.

Quốc hội sẽ xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy. Ảnh: QH

Như thế sẽ thuận lợi hơn trong kiện toàn bộ máy và nhân sự các cơ quan của Nhà nước", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho biết.

Luật Bầu cử sẽ được nghiên cứu sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các khâu, các bước tiến hành bầu cử, rút ngắn thời gian thực hiện để công tác bầu cử khẩn trương, thuận lợi, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.

Khai thác tối đa nguồn nhân lực hiện có

Trả lời về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh, thành sau sáp nhập mà thay vào đó là chỉ định, bổ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, đây là nội dung được các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, thảo luận.

Tại Kết luận 150, Bộ Chính trị nêu rõ yêu cầu trong lần sắp xếp đơn vị hành chính này sẽ thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm người giữ các chức vụ trong Ủy ban nhân dân (UBND), HĐND ở các đơn vị sau sắp xếp, thay cho việc bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Bộ Chính trị cũng nêu rõ việc chỉ định nhân sự không phải đại biểu HĐND làm lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã.

"Đây là cơ chế trước đây chưa thực hiện, nhưng lần sắp xếp này có đặc điểm khác biệt so với việc sắp xếp đơn vị hành chính trước đây. Trước đây, cả nước đã có 2 đợt sắp xếp tương đối lớn vào năm 2019 - 2021 và 2023 - 2025.

Nhưng lần này, ngoài việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, chúng ta còn thực hiện chủ trương lớn của Đảng là không tổ chức các đơn vị hành chính cấp huyện. Vì thế, các cơ quan thuộc chính quyền địa phương cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động cùng thời điểm sáp nhập tỉnh, nhập xã”, theo bà Thủy.

Để đáp ứng yêu cầu về bố trí, sắp xếp cán bộ, đặc biệt là cán bộ, công chức đang công tác ở cấp huyện làm việc ở các cơ quan, đơn vị mới cũng như khai thác tối đa nguồn nhân lực hiện có, Bộ Chính trị đã có chỉ đạo trong lần sắp xếp này, sẽ thực hiện cơ chế chỉ định, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo UBND, HĐND tại các đơn vị thực hiện sắp xếp.

Bà Thủy cũng nêu rõ, việc này chỉ thực hiện trong năm 2025, ứng với lần thực hiện sắp xếp quy mô lớn, còn những năm sau sẽ thực hiện bầu bình thường như thông lệ, HĐND sẽ bầu các chức danh của HĐND và UBND.

Quốc hội sẽ xem xét rút ngắn khoảng 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH

Việc này cũng sẽ được ghi nhận trong Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tại quy định về chuyển tiếp, để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện.

Lấy ý kiến trực tuyến thông qua app điện tử VNeID

Thông tin về sửa đổi Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết: "Nội dung sửa đổi cụ thể chưa đề cập, nhưng các vấn đề tập trung nghiên cứu đã được nêu trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự kiến tập trung các nội dung liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định tại Chương 9 Hiến pháp liên quan chính quyền địa phương các cấp.

Với nội dung phạm vi nghiên cứu sửa đổi như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội cho phép nghiên cứu theo hướng ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Số điều của Hiến pháp có khả năng được sửa hiện tại theo dự kiến là khoảng 8 điều trên tổng số 120 điều", bà Thủy thông tin.

Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét quyết định thành lập Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Sau khi thành lập, Ủy ban này sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.

Dự thảo Nghị quyết này sẽ được công bố lấy ý kiến toàn dân. Sau đó, Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ tổng hợp tiếp thu ý kiến của Nhân dân và đại biểu tại kỳ họp để báo cáo Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, chậm nhất là trước ngày 26/6, làm cơ sở pháp lý để Quốc hội xem xét thông qua các luật liên quan đến tổ chức bộ máy và chính quyền địa phương 2 cấp.

Đáng quan tâm, trong lần lấy ý kiến Nhân dân lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức tổ chức lấy ý kiến truyền thống đã thực hiện trong các lần sửa Hiến pháp trước đây, thì có thể áp dụng hình thức tham gia ý kiến, lấy ý kiến trực tuyến thông qua app điện tử VNeID.

“Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Công an tích cực triển khai để lấy ý kiến nhân dân thông qua ứng dụng này. Đây cũng là điểm mới trong lấy ý kiến Nhân dân", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay chứng kiến du lịch bùng nổ với khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2024.
Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"

Nam Định vùi dập Hà Nội 3-0 trong "trận chung kết sớm"

Trận đấu được ví như “chung kết sớm” của V-League 2024/25 đã khép lại với chiến thắng đầy thuyết phục dành cho Nam Định, khi họ hạ gục Hà Nội FC ngay tại sân Hàng Đẫy bằng tỷ số 3-0. Một màn trình diễn đẳng cấp của nhà đương kim vô địch.
Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Dịp lễ 30/4, hàng không Việt Nam phục vụ gần 2,1 triệu lượt khách

Theo Cục hàng không Việt Nam (Hàng không Việt Nam), trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5, hàng không đạt gần 2,1 triệu lượt khách và 23.360 tấn hàng hóa, tăng gần 26% về hành khách và gần 19% hàng hóa so với cùng kỳ năm trước.
Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Phát huy vai trò Công đoàn trong xây dựng văn hóa ở các đơn vị

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất xác định phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những phong trào góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Nhiều phong trào thi đua yêu nước của người lao động huyện Thường Tín

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Quy định mới về thời điểm hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025), người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.
Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Real Madrid 3-2 Celta Vigo: Mbappe tỏa sáng rực rỡ

Cú đúp ấn tượng của Kylian Mbappe và siêu phẩm từ Arda Guler đã mang về chiến thắng nghẹt thở 3-2 cho Real Madrid trước Celta Vigo, tiếp tục nuôi hy vọng đua vô địch cùng Barcelona.

Tin khác

Từ ngày 6/5 - 5/6/2025: Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Từ ngày 6/5 - 5/6/2025: Lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Các cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời gian 30 ngày, từ ngày 6/5 - 5/6/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức LB Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức LB Nga

Các chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan, Tổng thống Liên bang Nga và Tổng thống Cộng hòa Belarus.
Nơi để trở về, nơi để đáng sống

Nơi để trở về, nơi để đáng sống

50 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục của cả nước. Đây đồng thời cũng là mảnh đất có sức hấp dẫn đặc biệt, nơi tụ hội và là lựa chọn quê hương của người dân khắp nơi. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), báo Lao động Thủ đô ghi nhận tâm tư, tình cảm đặc biệt của Việt kiều, tri thức và người dân dành cho Thành phố mang tên Bác Hồ.
Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Xem thêm
Phiên bản di động